2 công ty lừa đảo giả mạo phần mềm diệt virus bị đóng cửa
Hãy cảnh giác với những cảnh báo trên mạng khi chúng yêu cầu tải về phần mềm diệt virus, thông báo máy tính của bạn bị nhiễm virus nặng và đề nghị tải về bản phần mềm tính phí để diệt virus triệt để. Đó có thể là những cảnh báo giả mạo và lừa đảo.
Mới đây, Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ (FTC) vừa phát hiện và đóng cửa hai công ty chuyên lừa đảo và giả mạo công ty phần mềm diệt virus. Nạn nhân của chúng là những người lớn tuổi và những người không rành về công nghệ. Một trong số hai công ty lừa đảo bị đóng cửa bán phần mềm có tên PC Cleaner, trong khi hãng còn lại kinh doanh dưới nhiều tên gọi, bao gồm Boost Software Inc., OMG Tech Help và OMG Total Protection.
Phương thức tội phạm của chúng là lừa khách hàng mua phần mềm diệt virus giả và giả mạo hỗ trợ công nghệ. Cụ thể, chúng lừa người dùng tải về bản dùng thử miễn phí của phần mềm giả mạo, có thể qua quảng cáo trên internet. Phần mềm giả này sau đó chẩn đoán máy tính của người dùng bị nhiễm rất nhiều virus nguy hiểm và để diệt virus người dùng cần phải tải về bản tính phí với giá 29 đến 49 USD (khoảng 600 ngàn đến 1 triệu đồng).
Tiếp theo, nạn nhân được hướng dẫn rằng phải gọi tới một số điện thoại miễn phí để kích hoạt phần mềm, tạo cơ hội cho các công ty này tiếp tục moi tiền bằng nhiều chiêu trò như truy cập vào máy tính của người dùng từ xa, lén khởi chạy những chương trình mà người dùng chưa bao giờ sử dụng và nói rằng đó là bằng chứng cho thấy hệ thống bị xâm hại nặng. Cách để cứu máy tính và dữ liệu là phải cài đặt thêm phần mềm và hỗ trợ công nghệ lâu dài với giá 500 USD.
Người lớn tuổi và người không rành về công nghệ thường là nạn nhân của phần mềm diệt virus giả mạo
Tổng số tiền mà hai công ty này chiếm đoạt lên tới 120 triệu USD cho đến thời điểm bị phát hiện. Hiện tại, hai công ty này đã bị đóng băng tất cả tài khoản và chờ ngày ra tòa với tất cả những bằng chứng mà FTC thu thập được.
Mặc dù đây chỉ là hai trong số những công ty lừa đảo ở Mỹ bị phát giác. Tuy nhiên, điều đó cho thấy những mối đe dọa và người dùng phải đối mặt mỗi ngày trên thế giới ảo là vô cùng tinh vi và nguy hiểm. Cách duy nhất để tránh bị trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo như thế này là hãy lựa chọn những thương hiệu phần mềm diệt virus và ngăn chặn mã độc có uy tín trên thị trường.
Xuân Dung
(*) Vui lòng trích dẫn nguồn Kaspersky Care khi sao chép bài viết này
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đán...
Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm tr...
Máy tính liên tục khởi động lại vì bản c...
Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt p...
Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ...
Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky For Android với Kasper...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky Safe Kids For Android ...
- Tại sao không tìm thấy các sản phẩm của Kaspersky ...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...