Cảnh báo mã độc tống tiền KeRanger nhắm vào máy Mac
Mặc dù được xem là một hệ điều hành máy tính khá an toàn nhưng Mac OS của Apple không phải là bất khả xâm phạm. Một loại mã độc mang tên KeRanger nhắm vào nền tảng này đã phát tán, lây lan đưa hàng triệu máy Mac vào nguy cơ bị tấn công, mất dữ liệu.
Mã độc KeRanger ẩn mình trong ứng dụng mang tên Tranmission Bittorrent khá phổ biến với nhiều người dùng Mac OS. Nhiều người dùng bị đánh lừa, tải về ứng dụng Transmission chứa phần mềm độc hại. Một tệp tin đi kèm có tên General.rtf sẽ được sao chép vào ~/Library/kernel_service và tự động thực thi. General.rtf là tệp tin mã độc KeRanger, chúng giả mạo một tệp tin tài liệu. General.rtf tạo ra 2 tệp tin ~/Library/.kernel_pid và ~/Library/.kernel_time. kernel_pid chứa ID dành cho tiến trình kernel_service đang chạy và .kernel_time chứa mốc thời gian mã độc được thực thi lần đầu tiên.
KeRanger sẽ được cài đặt và nằm ẩn trong máy tính suốt 3 ngày. Sau 3 ngày mã độc sẽ được thực thi và phá hủy các dữ liệu trên máy tính của nạn nhân. Sau khi dữ liệu của nạn nhân bị mã hóa, KeRanger sẽ tạo ra một thông báo yêu cầu người dùng phải trả tiền cho chúng nếu muốn lấy lại các dữ liệu này.
Những tệp tin trong máy tính bị ảnh hưởng bởi KeRanger:
Theo nghiên cứu, mã độc sẽ mã hóa sử dụng thuật toán mã hóa AES để thực hiện mã hóa dữ liệu, các tệp tin sau khi bị mã hóa sẽ có đuôi là .encrypted. Ví dụ, tệp tin test.jpg sau khi bị mã hóa sẽ trở thành test.jpg.encrypted. Rất nhiều loại tệp tin bị mã hóa, điển hình là các tệp tin quan trọng như: tệp tin tài liệu, số liệu; hình ảnh; thiết kế; âm nhạc…vv, cụ thể là danh sách như trong hình dưới đây:
Trong các thư mục chứa dữ liệu bị mã độc KeRanger phá hủy sẽ xuất hiện một tệp tin có tên README_FOR_DECRYPT.txt chứa nội dung đe dọa của mã độc. Nội dung của tệp tin này nói về việc máy tính đã bị nhiễm mã độc và bị phá hủy các dữ liệu quan trọng, cách duy nhất mà nạn nhân có thể giải mã là thanh toán 1 Bitcoin tiền chuộc cho chúng.
Khuyến cáo của các chuyên gia bảo mật là người dùng nên thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên để có thể phục hồi những dữ liệu cũ nếu có sự cố xảy; cài đặt và thường xuyên cập nhật cho phần mềm diệt virus trên máy tính để tăng cường bảo mật. Vì trên thực tế, ngay cả khi đã trả tiền chuộc, người dùng cũng chưa chắc sẽ được cũng cấp khóa giải mã của dữ liệu bị “bắt cóc”.
Xuân Dung
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Kaspersky tiết lộ mỗi ngày có khoảng 400...
NTS Security đồng hành cùng đối tác tron...
Kaspersky báo cáo mối đe dọa mạng trong...
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình đi...
Cảnh báo mã độc phát tán từ những quảng ...
Trojan độc hại mới Crocodilus lợi dụng k...
-
Thông báo giá bán mới của Kaspersky Small Office S...
-
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử đến ...
-
Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn công lừa đảo ...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky bản q...
-
Lỗi Windows máy in khó chịu nhất năm 2025 đã được ...
-
Dân mạng cố lách để cài đặt Windows 11 không cần i...
-
Kaspersky tiết lộ mỗi ngày có khoảng 400 cuộc tấn ...
-
NTS Security đồng hành cùng đối tác trong hành trì...
-
Kaspersky báo cáo mối đe dọa mạng trong ngành tài...
-
Kaspersky thông báo về việc ngừng cung cấp một số ...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky bản q...
-
Thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
TAGS
LIÊN HỆ
