Chiêu lừa đảo online mang danh hoàng tử Nigeria là gì?
Lừa đảo Hoàng tử Nigeria, còn được gọi là "lừa đảo 419" là một trong những trò lừa khét tiếng qua email đã có từ lâu nhưng vẫn rất hiệu quả do đánh trúng tâm lý của nhiều người.
Kịch bản lừa đảo là kẻ xấu liên hệ với nạn nhân qua email, tự xưng là hoàng tử Nigeria hoặc bất kỳ quan chức chính phủ giàu có nào đó đang sở hữu lượng tiền khổng lồ, nhưng do nhiều lý do mà số tài sản ấy bị kẹt trong nước. Vì vậy, người này đang tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc chuyển một khoản tiền lớn ra khỏi Nigeria, và sẵn sàng trả công hậu hĩnh với số tiền hàng nghìn hoặc hàng triệu USD. Nhưng đầu tiên, nạn nhân sẽ phải chuyển cho họ trước một số tiền nhỏ để giúp "xử lý rắc rối".
Tất nhiên, câu chuyện hoàn toàn bịa đặt. Nạn nhân có thể đã bị đánh cắp thông tin và bị kẻ xấu coi là con mồi tiềm năng. Nếu làm theo, tất nhiên nạn nhân sẽ bị lừa tiền.
Điều thú vị là, trò lừa Hoàng tử Nigeria là một trong những kiểu lừa đảo lộ liễu nhất nhưng vẫn dễ dàng qua mặt được nhiều người.
Để thuyết phục nạn nhân, kẻ xấu đã nghĩ ra nhiều phương pháp tinh vi để dựng nên lớp vỏ ngoài hào nhoáng như mạo danh nhiều người nổi tiếng ở ngoài đời thật, tạo ra trang web giống thật có tên miền nước ngoài, cung cấp địa chỉ, số fax và số điện thoại giả. Ngoài ra, kẻ lừa đảo còn khéo léo lồng ghép câu chuyện của mình với bối cảnh hiện tại.
Trò lừa đảo như trên được gọi là lừa đảo Hoàng tử Nigeria hay "lừa đảo 419" vì làn sóng lừa đảo đầu tiên xuất phát từ Nigeria, còn 419 là điều khoản của Bộ luật Hình sự Nigeria nghiêm cấm hành vi lừa đảo dạng này.
Chiêu lừa đảo này hiện có thể xuất phát từ mọi nơi trên thế giới
Hiện nay, những kẻ lừa đảo ở khắp nơi trên thế giới đang tiếp tục đẩy mạnh trò "lừa đảo 419" khi lợi dụng tình hình bất ổn ở Cộng hòa Niger (nghe rất giống Nigeria) gia tăng. Chúng gửi email cho các nạn nhân. Vẫn là mô típ cũ, chúng tự xưng là các quan chức chính phủ cấp cao bị mắc kẹt ở quốc gia Tây Phi, và đang tìm kiếm sự giúp đỡ để chuyển một số tiền lớn ra khỏi đất nước, khoảng 47 triệu USD. Nếu họ thực hiện thành công giao dịch, chúng sẽ chia cho nạn nhân 30% số tiền. Các email gửi từ địa chỉ gadre@unipune.ac.in.
Dù câu chuyện chỉ thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác nhưng vẫn hiệu quả một cách đáng kinh ngạc khi thao túng cảm xúc và đánh trúng vào lòng tham của con người, cố dụ dỗ gửi trước khoản tiền nhỏ để đạt được lợi ích lớn hơn.
Ngày nay, nhờ sự trợ giúp của các công cụ AI, kẻ xấu dễ dàng có được một email lừa đảo trôi chảy với ngữ pháp tốt. Kẻ xấu vẫn đang tiếp tục sử dụng trò lừa đảo kinh điển Hoàng tử Nigeria với những câu chuyện mới hợp thời đại, công nghệ mới và các chiến thuật thao túng phù hợp.
Chiêu lừa đảo này hiện có nhiều phiên bản khác như lừa đảo bằng lời mời làm việc, trúng số độc đắc, mua bán hàng qua mạng, nhận quà từ nước ngoài chuyển về...
Vì vậy, người dùng hãy luôn cẩn trọng và đề cao cảnh giác, hãy nghi ngờ bất kỳ lời đề nghị nào có vẻ quá tốt để trở thành sự thật.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
ChatGPT sẽ báo lỗi nếu bạn hỏi về cái tê...
Cuộc tấn công Microsoft 365 mới có thể p...
Người dùng chưa đủ 18 tuổi sẽ không được...
Bộ công cụ lừa đảo mới Xiū gǒu nhắm vào ...
Kỹ thuật hack này có thể cách ly may tín...
Tính năng Email được bảo vệ mới của Gmai...
- BLACK FRIDAY khuyến mãi cực sốc – Bảo vệ máy tính ...
- Chương trình Khuyến mãi “Vòng quay may mắn” 2024
- Các mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam gia tăng ...
- Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt Kaspersky For Iphon...
- Các cuộc tấn công ransomware tiếp tục nhắm vào nhi...
- Top 8 phần mềm chatbot AI miễn phí phổ biến hiện n...