Download file vi phạm bản quyền sẽ phạt tù 2 năm
Download file và dữ liệu vi phạm bản quyền tại nhiều quốc gia là... một điều hết sức bình thường, tuy nhiên, nếu đang sống tại Nhật Bản, người dùng vi phạm điều này sẽ đối mặt với án tù lên đến 2 năm hoặc bị phạt tiền lên đến 2 triệu Yên (25.700 USD).
Theo luật mới vừa chính thức có hiệu lực vào ngày 1/10, người dùng Internet tại Nhật Bản sẽ phải cẩn thận hơn với những nội dung mà họ download từ Internet, nếu không muốn ngồi tù hay nộp phạt.
Ở chiều ngược lại, nếu upload và chia sẻ bất hợp pháp các nội dung vi phạm bản quyền như nhạc hay video, người dùng sẽ phải đối mặt với án phạt thậm chí còn nặng hơn so với người download, với mức tù tối đa lên đến 10 năm và số tiền phạt lên đến 10 triệu Yên (128.500 USD).
Một nhóm người mang mặt nạ biểu tình để phản đối luật mới “hà khắc” của chính phủ Nhật Bản
Về lý thuyết, người dùng có thể phải đối mặt với án phạt chỉ khi download 1 file duy nhất có nội dung vi phạm bản quyền từ Internet. Thậm chí, việc download các file nhạc có bản quyền từ Youtube và lưu trữ tạm thời trên máy tính cũng bị xem là bất hợp pháp.
Dự luật này đã từng được đưa ra từ năm 2010, tuy nhiên mới chính thức có hiệu lực vào ngày hôm qua, sau một chiến dịch vận động của các nhà sản xuất nhạc tại quốc gia này.
Theo Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Nhật Bản trích dẫn những nghiên cứu của năm 2010 cho thấy số lượng download file bất hợp pháp tại Nhật Bản cao gấp 10 lần so với số lượng download hợp pháp. Theo số liệu thống kê năm 2010, tại Nhật Bản có đến 4,36 tỷ file nhạc và video bị download bất hợp pháp, trong khi đó chỉ có 440 người bỏ tiền ra để mua bản quyền những file này.
“Đạo luật này sẽ làm giảm sự phát triển của các hoạt động vi phạm bản quyền trên Internet”, Naoki Kitagawa, CEO của hãng ghi âm Sony Music Entertainment tại Nhật Bản tuyên bố.
Việc download dữ liệu bất hợp pháp từ Internet đã bị xem là phạm pháp ở Nhật Bản
Trước đó, từ năm 2010, việc download dữ liệu bất hợp pháp từ Internet đã bị xem là phạm pháp ở Nhật Bản, tuy nhiên không có hình thức xử phạt nào. Cho đến khi các chính trị gia bỏ phiếu để thông qua luật xử phạt vào tháng 6 vừa qua và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/10.
Ngay sau khi đạo luật được thông qua, một làn sóng phản đối gay gắt đã nổ ra trên toàn Nhật Bản. Những cuộc tấn công mạng của hacker nhằm vào các trang web của chính phủ như trang web của Bộ Tài Chính, Tòa án Tối cao, các trang web về quyền tác giả, thu âm tại Nhật Bản…
Nhiều cuộc biểu tình của các nhà hoạt động tại Nhật Bản đã nỗ ra, nhằm phản đối đạo luật “hà khắc” này. Một nhóm đại diện cho các chuyên gia pháp lý của Liên đoàn Luật sư Nhật Bản cũng đã lên án đạo luật này, cho rằng chỉ nên xem hành vi download file vi phạm bản quyền là một tội dân sự, thay vì một vấn đề hình sự.
Tuy nhiên, làn sóng phản đối vẫn không thể làm các chính trị gia thay đổi quyết định của mình.
Luật được ban hành nhằm đàn áp hành vi vi phạm bản quyền
Hành động của Nhật Bản là một phần trong chuỗi các hành động đàn áp các hành vi vi phạm bản quyền trực tuyến trên toàn thế giới. Trước đó, chính phủ Mỹ cũng đã có hành động gây sốc khi bất ngờ đóng cửa dịch vụ chia sẻ file trực tuyến lớn nhất thế giới MegaUpload.
Chính phủ Ukraina sau đó cũng đã đóng cửa trang web chia sẻ dữ liệu theo giao thức BitTorrent Demonoid. Các nhà chức trách Anh cũng đã bắt giữ chủ sở hữu của trang web Surfthechannel chuyên chia sẻ video bất hợp pháp. Pháp mới đây cũng đã xử phạt công dân đầu tiên của mình vì phớt lờ các cảnh báo liên quan đến tải nội dung vi phạm bản quyền từ Internet.
Nhật Bản hiện là một trong những nước đi đầu trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trên Internet trong những năm gần đây. Trước đó, vào năm 2006, Nhật Bản đã hợp tác cùng Mỹ để thành lập HIệp định thương mại chống hàng giả (ACTA), một hiệp ước quốc tế để xây dựng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên hiện ước này sau đó đã bị bãi bỏ do hứng chịu một làn sóng phản đối gay gắt từ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm tại Mỹ, Hungary và Phần Lan.
Hiện tại, Nhật Bản đang là thị trường bán nhạc lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Theo congnghe24h
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đán...
Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm tr...
Máy tính liên tục khởi động lại vì bản c...
Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt p...
Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ...
Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky For Android với Kasper...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky Safe Kids For Android ...
- Tại sao không tìm thấy các sản phẩm của Kaspersky ...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...