Đu theo trào lưu tạo ảnh AI, người dùng thờ ơ với bảo mật cá nhân
Thời gian qua, hàng loạt trào lưu tạo ảnh bằng AI xuất hiện, thu hút sự quan tâm lớn. Trong vài tuần gần đây, người dùng mạng xã hội Việt Nam chia sẻ hàng loạt ảnh được tạo bởi AI Avatar bên trong ứng dụng Zalo.
Để sử dụng, app yêu cầu cấp quyền truy cập vào kho ảnh hoặc camera, chọn ảnh rõ mặt. Người dùng cũng cần nhập một số thông tin về giới tính, lứa tuổi và phong cách ảnh mong muốn. Trước đó, một số ứng dụng như Lensa, Loopsie, Reface cũng gây sốt tại Việt Nam.
Theo đại diện dự án Chống lừa đảo của Việt Nam, không phải ai cũng tìm hiểu kỹ điều khoản sử dụng, chính sách bảo mật của dịch vụ. "Người dùng sử dụng ứng dụng cũng đồng nghĩa đồng ý với các điều khoản, trong đó dịch vụ, nền tảng hoàn toàn có thể có những điều khoản gây bất lợi cho họ trong tương lai", đại diện dự án nói.
Dù thao tác của người dùng đơn giản là nạp ảnh gốc và nhận về ảnh mới, hành động này vẫn tiềm ẩn các rủi ro, do bản chất là ảnh đã được tải lên và sau đó vẫn lưu trữ tại hệ thống máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ.
Trong bối cảnh các chiêu tấn công bằng deepfake nở rộ, cho phép kẻ xấu có thể tạo ra những hình ảnh giả, tin giả, cuộc gọi video giả danh người khác, việc chia sẻ hình ảnh cá nhân liên tục được cảnh báo thì nhiều người vẫn tỏ ra chủ quan. "Hàng chục ứng dụng trên điện thoại đã yêu cầu truy cập kho ảnh rồi. Giờ bảo vệ trước một ứng dụng nào đó liệu có còn ý nghĩa?", thành viên đặt câu hỏi trên một diễn công nghệ khi được khuyên bớt sử dụng ứng dụng AI.
Câu hỏi này không hẳn là sai nhưng cho thấy sự thiếu trách nhiệm đối với dữ liệu cá nhân cũng như sự an toàn của người dùng và những người xung quanh. Người dùng có thể từng bị lộ dữ liệu trước đây, nhưng đó là dữ liệu cũ và có thể không còn đúng ở hiện tại. Bên cạnh đó, dữ liệu được thu thập qua các hệ thống trung gian sẽ có độ tin tưởng thấp hơn, khả năng sai lệch cao. Vì vậy, những bên khai thác sẽ luôn mong muốn có dữ liệu mới nhất và theo cách trực tiếp nhất.
Cục An Toàn Thông Tin cũng từng đề cập và đánh giá việc sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh khuôn mặt ẩn chứa rủi ro. Khuôn mặt là một trong những dữ liệu quan trọng hiện nay, như để xác thực tài khoản. Với deepfake, dữ liệu khuôn mặt có thể bị lợi dụng để tạo ảnh giả, sao chép chân dung người khác.
Các chuyên gia bảo mật khuyến nghị người dùng cần ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, chỉ cung cấp thông tin thực sự cần thiết, kiểm tra kỹ điều khoản sử dụng, cũng như biết rõ thông tin mình cung cấp sẽ được sử dụng vào mục đích gì. Với các app chỉnh ảnh, người dùng có thể sử dụng cơ chế bảo vệ của hệ điều hành smartphone bằng cách không cho truy cập kho ảnh đầy đủ, chỉ đưa lên những bức ảnh cho mục đích chỉnh sửa, hạn chế tối đa sửa ảnh có nội dung nhạy cảm.
Tổng hợp
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắ...
Mozilla cập nhật điều khoản Firefox một ...
1 mã độc trên Chrome nhắm vào cả Windows...
Kaspersky ghi nhận gần 900 triệu vụ tấn ...
Skype có thể sắp đóng cửa sau 21 năm tồn...
Các tệp PDF CAPTCHA giả lan truyền Lumma...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky năm 2...
-
Kaspersky tiết lộ biến tướng của các chiêu trò lừa...
-
Năm 2024, Kaspersky phát hiện mỗi ngày có hơn 200....
-
Mozilla cập nhật điều khoản Firefox một lần nữa sa...
-
Các tệp PDF CAPTCHA giả lan truyền Lumma Stealer q...
-
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ...
-
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky năm 2...
-
Mozilla cập nhật điều khoản Firefox một lần nữa sa...
-
1 mã độc trên Chrome nhắm vào cả Windows lẫn Mac đ...
-
Kaspersky ghi nhận gần 900 triệu vụ tấn công lừa đ...
-
Skype có thể sắp đóng cửa sau 21 năm tồn tại
TAGS
LIÊN HỆ
