Gần 10 tỉ thiết bị Bluetooth đối diện với phần mềm độc hại BlueBorne
Các chuyên gia bảo mật vừa phát hiện ra một loại phần mềm độc hại mang tên BlueBourne có khả năng lây lan qua kết nối không dây Bluetooth, có thể gây ảnh hưởng đến trên 8,2 tỉ thiết bị.
Theo trang tin công nghệ Neowin, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Armis Labs đã phát hiện ra loại phần mềm độc hại mới này đang khai tác một tập hợp gồm 8 lỗ hổng zero-day mà ở đó hacker có thể tấn công vào thiết bị bằng kết nối Bluetooth và kiểm soát hoàn toàn thiết bị của nạn nhân.
BlueBorne dựa vào chuẩn không dây nên kết nối này có khả năng lây nhiễm đến máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh hoặc bất kỳ thiết bị thông minh nào khác hỗ trợ kết nối Bluetooth mà không cần phải ghép nối với thiết bị.
Một khi bị tấn công, chủ nhân của thiết bị có thể vô tính làm lây lan phần mềm độc hại này. Mặc dù cách thức lây lan đơn giản, nhưng hacker có thể tiến hành các nhiệm vụ nguy hiểm ngay trên thiết bị của nạn nhân, như là gián điệp qua mạng, trộm cắp dữ liệu, tấn công Man-in-the-Middle (MITM), tạo ra các Botnet và triển khai các mã độc tống tiền độc hại (ransomware).
Được biết, BlueBorne có ảnh hưởng đến các thiết bị chạy hệ điều hành của Google, Microsoft và Apple. Điều này cho thấy quy mô tấn công là có thể rất lớn. bản cập nhật bảo mật đã được cung cấp cho các đối tác Android vào đầu tháng 8 trước khi triển khai trong bản vá lỗi vào tháng 9. Trong khi đó, hãng Microsoft cũng đã cung cấp bản sửa lỗi trong bản cập nhật mà hãng phát hành cho tất cả các phiên bản của Windows 10. Đối với Apple, công ty này đã vá lỗ hổng trong iOS 10 nhưng các người dùng iOS 9.3.5 hoặc cũ hơn vẫn phải đối diện với các nguy cơ bảo mật.
Để bảo vệ an toàn cho bản thân, người dùng cần phải cẩn thận với các thiết bị sử dụng kết nối Bluetooth bởi BlueBorne có thể lây lan từ thiết bị này sang thiết bị khác mà không cần phải truy cập trực tuyến. Do đó, người dùng thiết bị nên tắt Bluetooth ngay khi không sử dụng, vì điều này sẽ không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấn công an ninh mạng trong tương lai.
Theo Thanh Niên
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đán...
Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm tr...
Máy tính liên tục khởi động lại vì bản c...
Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt p...
Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ...
Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ổn định tr...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...