Hacker và kẻ lừa đảo khai thác dịch bệnh Corona để tấn công bạn như thế nào? (phần cuối)
Trong thời gian qua khi mà dịch bệnh Corona đang đe dọa toàn cầu, hacker và kẻ lừa đảo không ngừng khai thác thông tin này để tấn công máy tính, thiết bị cũng như đánh cắp tiền của bạn. Bài viết này sẽ tiếp tục liệt kê 7 cách mà hacker và kẻ lừa đảo lợi dụng để tấn công bạn.
Xem lại phần đầu của bài viết “7 cách mà hacker và kẻ lừa đảo khai thác dịch bệnh Corona để tấn công bạn”, tại đây.
Cách 4 – SMS giả mạo
Tổ chức bảo mật an ninh mạng của Mỹ (CISA) và Trung tâm bảo mật an ninh mạng quốc gia của Anh (NCSC) cũng cảnh báo về một nạn lây lan tin nhắn SMS giả mạo từ người gửi như COVID và UKGOV chứa những đường link đến trang web giả mạo.
Không chỉ SMS, những kênh tin nhắn khác như WhatsApp cũng xuất hiện hiện tượng này.
Cách 5 – Lừa đảo giả mạo bán khẩu trang và nước diệt khuẩn tay
Europol vừa mới bắt giữ một người đàn ông 39 tuổi từ Singapore khi cố gắng kiếm tiền thông qua những chiến dịch email lừa đảo (BEC) bằng cách giả mạo một công ty hợp pháp quảng cáo bán khẩu trang N95 và nước diệt khuẩn giao hàng nhanh.
Một công ty dược phẩm giấu tên, có trụ sở tại châu Âu, đã bị lừa ra khỏi 6,64 triệu euro sau khi các mặt hàng không bao giờ được giao, và nhà cung cấp trở nên không thể kiểm soát được. Europol trước đây đã thu giữ 13 triệu euro có khả năng nguy hiểm như là một phần của hoạt động buôn bán thuốc giả.
Cách 6 – Phần mềm độc hại
Khi người người, nhà nhà làm việc tại nhà và họp trực tuyến qua các phần mềm Zoom, Microsoft Team, hacker cũng không bỏ qua cơ hội này và thực hiện các chiến dịch tấn công email giả mạo. Nhiều người nhận được email có chứa tập tin độc hại có tên "zoom-us-zoom_##########.exe" hoặc "microsoft-teams_V#mu#D_##########.exe" nhằm lừa nạn nhân tải những mã độc này về máy của họ.
Cách 7 – Tấn công mã độc tống tiền
Interpol cảnh báo các quốc gia thành viên về việc tội phạm mạng đang cố gắng tấn công vào các bệnh viện lớn và các tổ chức tiền tuyến trong nỗ lực chống lại dịch bệnh COVID-19 bằng mã độc tống tiền.
Tội phạm mạng sử dụng mã độc tống tiền nhằm thao túng các bệnh viện, tổ chức y tế qua việc chặn truy cập các tập tin và hệ thống quan trọng cho đến khi tiền chuộc được trả cho chúng.
Bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ tấn công trực tuyến lợi dụng dịch bệnh COVID-19
Các tác nhân tấn công an ninh mạng đang liên tục điều chỉnh chiến thuật của chúng để tận dụng các tình huống mới và đại dịch COVID-19 cũng không nằm ngoại lệ. Do đó, các cá nhân và tổ chức nên thận trọng trước các luồng thông tin, email, phần mềm lạ, đặc biệt là các email, thông tin có tên hoặc nội dung liên quan đến virus Corona.
Minh Hương – Theo The Hacker News
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI...
Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho ...
Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh ...
Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn...
Trung tâm siêu dữ liệu đang được Google ...
Google cảnh báo về lỗ hổng bảo mật CVE-2...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...
- Tuần lễ An ninh mạng Châu Á - Thái Bình Dương 2024...
- Kaspersky nêu bật những thách thức của AI trong th...
- Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI tóm tắt t...
- Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn là bảo ch...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI tóm tắt t...
- Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho 4 lỗi bảo ...
- Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh cắp dữ liệ...