Hơn 1,6 triệu thiết bị nhiễm mã độc từ botnet Pink lớn nhất trong vòng 6 năm qua

www.tuoitre.vn -   09/11/2021 12:00:00 767

Các chuyên gia an ninh mạng đã công bố chi tiết về những gì theo họ là “lượng botnet lớn nhất” được quan sát trong vòng 6 năm qua. Chúng lây nhiễm cho hơn 1,6 triệu thiết bị chủ yếu ở Trung Quốc với mục tiêu phát động tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) và chèn quảng cáo vào website HTTP khi người dùng truy cập.

Hơn 1,6 triệu thiết bị nhiễm mã độc từ bonet Pink lớn nhất trong vòng 6 năm qua

Các chuyên gia bảo mật đặt biệt danh cho botnet này là “Pink” dựa trên mẫu họ thu được vào ngày 21/11/2019 do có một số lượng lớn tên chức năng bắt đầu bằng chữ “pink”.

Chủ yếu nhắm vào các bộ định tuyến sử dụng kiến trúc MIPS, botnet này tận dụng sự kết hợp của các dịch vụ bên thứ 3 như GitHub, mạng ngang hàng (P2P) và máy chủ điều khiển và chỉ huy trung tâm (C2) để để những con bot có thể điều khiển liên lạc. Chưa kể đến việc mã hóa hoàn toàn các kênh truyền tải để ngăn các thiết bị của nạn nhân bị chiếm quyền.

“Pink chạy đua với nhà cung cấp để giữ quyền kiểm soát các thiết bị bị nhiễm, trong khi nhà cung cấp thực hiện nhiều nỗ lực để khắc phục sự cố, kẻ điều khiển bot cũng nhận ra hành động của nhà cung cấp theo thời gian thực và tung ra nhiều bản cập nhật firmware tương ứng trên bộ định tuyến.”- các chuyên gia cho hay trong một bài phân tích được công bố tuần trước, sau những hành động bởi một nhà cung cấp chưa được xác định và Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Trung Quốc (CNCERT/CC).

Một điểm thú vị là Pink cũng đã được phát hiện sử dụng DNS-Over-HTTPS (DoH), một giao thức xử lý tên miền từ xa thông qua giao thức HTTPS nhằm kết nối tới bộ điều khiển được chỉ định trong tệp tin cấu hình được phân phát thông qua GitHub, Baidu Tieba hoặc qua một tên miền đã được lập trình cứng (hard-coded) vào trong một số mẫu.

Công ty an ninh mạng NSFOCUS có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết trong một báo cáo độc lập rằng hơn 96% các node ma là một phần của một “mạng lưới bot khổng lồ” được đặt ở Trung Quốc. Các tin tặc thường xâm nhập vào các thiết bị nhằm cài đặt các chương trình độc hại bằng cách lợi dụng các lỗ hổng zero-day trong các cổng mạng (network gateway) của thiết bị. Mặc dù một phần lớn các thiết bị bị nhiễm mã độc đã được sửa và khôi phục vào thời điểm tháng 7/2020, botnet độc hại này được cho hay là vẫn đang hoạt động với số lượng khoảng 100 nghìn node.

Với gần 100 cuộc tấn công DDoS được thực hiện bởi botnet tính tới thời điểm hiện tại, phát hiện này là một dấu hiệu khác bổ sung cho việc botnet có thể cung cấp một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ để các tin tặc có thể thực hiện nhiều cuộc tấn công khác nhau. Các chuyên gia của NSFOCUS cho biết: “Các thiết bị IoT đã trở thành một mục tiêu quan trọng của các tổ chức đen (black production organizations) và các tổ chức tấn công có chủ đích (APT). Mặc dù Pink là botnet lớn nhất từng được phát hiện, nó sẽ không bao giờ là cái cuối cùng”.

Theo Thehackernews

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI...

30/08/2024 12:00:00 45
Một tính năng mới rất hữu ích dành cho người dùng Word, cho phép xử lý các tài liệu dài dễ dàng hơn ...

Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho ...

29/08/2024 12:00:00 45
Hãykiểm tra xem trình duyệt của mình đã tự động cập nhật lên phiên bản mới nhất chưa bằng cách mở cà...

Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh ...

28/08/2024 08:00:00 44
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện ra phần mềm độc hại Android mới có thể chuyển tiếp dữ l...

Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn...

28/08/2024 12:00:00 44
Với sự xuất hiện của AI, bất kỳ ai cũng có thể tạo ảnh giả với độ chân thực không kém chuyên gia pho...

Trung tâm siêu dữ liệu đang được Google ...

27/08/2024 12:00:00 32
Lý do khiến Google có thể lựa chọn xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đến từ việc hãng kiếm được ngà...

Google cảnh báo về lỗ hổng bảo mật CVE-2...

26/08/2024 08:00:00 24
Google đã tiết lộ rằng một lỗ hổng bảo mật đã được vá như một phần của bản cập nhật phần mềm được tu...
Xem thêm

TAGS

LIÊN HỆ

Thông tin liên hệ