Hơn 300,000 thông tin Facebook bị hack qua một chiến dịch mã độc trên Android

www.tuoitre.vn -   30/11/2022 12:00:00 763

Các nhà nghiên cứu bảo mật quốc tế vừa phát đi thông báo khẩn về một chiến dịch lan truyền mã độc Android thông qua các ứng dụng đọc sách và giáo dục, Mục tiêu chính của chiến dịch này là lây nhiễm mã độc dưới dạng trojan đến thiết bị mục tiêu, sau đó đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook của chủ sở hữu thiết bị.

Hơn 300,000 thông tin Facebook bị hack qua một chiến dịch mã độc trên Android

Theo báo cáo mới nhất của một hãng an ninh mạng , chiến dịch này trên thực tế bắt đầu hoạt động từ năm 2018 và duy trì hoạt động ổn định từ đó cho đến nay. Trojan sử dụng trong chiến dịch có tên gọi "Schoolyard Bully", vốn đã được tìm thấy trong nhiều ứng dụng độc hại khác nhau được tải xuống từ Google Play Store cũng như hàng loạt cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba.

Các ứng dụng lan truyền mã độc này được thiết kế núp bóng dưới dạng phần mềm đọc sách điện tử, với vô số đầu sách thuộc nhiều thể loại và chủ đề khác nhau nhằm tiếp cận với càng nhiều nạn nhân càng tốt. Tuy nhiên như đã nói, mục tiêu thực sự của chúng là đánh cắp thông tin cá nhân có giá trị của chủ sở hữu thiết bị, chẳng hạn như:

- Tên trên hồ sơ Facebook

- Tài khoản Facebook

- Facebook email/số điện thoại

- Mật khẩu Facebook

- Tên thiết bị

- API thiết bị

- Thông tin RAM thiết bị

Trojan đánh cắp những dữ liệu này bằng cách mở một trang đăng nhập Facebook hợp pháp bên trong ứng dụng và chèn mã JavaScript độc hại để lấy thông tin đầu vào của người dùng. Phần mềm độc hại này tinh vi ở chỗ nó có thể lẩn tránh hiệu quả các chương trình chống virus và thậm chí công cụ phát hiện mã độc dựa trên AI.

Theo các nhà nghiên cứu Zimperium, chiến dịch độc hại này đã nhắm mục tiêu thành công tới hơn 300.000 nạn nhân đến từ 71 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, số lượng quốc gia chính xác có thể không được báo cáo đầy đủ vì các ứng dụng chứa mã độc vẫn đang được tìm thấy trong các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, và công cuộc điều tra hiện đang được tiến hành.

Để bảo vệ thiết bị của mình trước các ứng dụng độc hại tiềm ẩn nói chung, bạn hãy luôn kiểm tra thông tin đánh giá của ứng dụng. Đảm bảo rằng phần mềm chống virus trên thiết bị đã được cập nhật. Cuối cùng, hãy đánh giá cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu trước khi cấp phép. Nếu một ứng dụng đang yêu cầu quyền không liên quan đến chức năng của nó, hãy thẳng thừng từ chối vì đó rất có thể là phần mềm độc hại ẩn danh.

Theo The HackerNews

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đán...

03/10/2024 12:00:00 31
Trên thực tế, công cụ kiểm tra nội dung AI không phải lúc nào cũng đáng tin cậy và các ví dụ sau đây...

Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm tr...

02/10/2024 12:00:00 32
Với bản nâng cấp cho Microsoft Paint, người dùng rất háo hức muốn xem chất lượng hình ảnh mọi người ...

Máy tính liên tục khởi động lại vì bản c...

01/10/2024 12:00:00 31
Máy tính gặp sự cố sẽ xuất hiện lỗi màu xanh lam hoặc xanh lục, đôi khi xuất hiện công cụ Windows Au...

Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt p...

30/09/2024 08:00:00 64
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể khiến kẻ...

Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ...

30/09/2024 12:00:00 30
Trong thời gian sớm nhất, bản cập nhật mới sẽ được phát hành ra công chúng.

Mozilla đối mặt với ​​khiếu nại về quyền...

27/09/2024 08:00:00 72
Tổ chức phi lợi nhuận về quyền riêng tư noyb (viết tắt của None Of Your Business) có trụ sở tại Vien...
Xem thêm

TAGS

LIÊN HỆ

Thông tin liên hệ