Kaspersky báo cáo mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò rỉ hơn 2 triệu thẻ ngân hàng
Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024. Trung bình, cứ 14 thiết bị nhiễm mã độc infostealer thì sẽ có một thiết bị bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Tổng cộng, gần 26 triệu thiết bị đã bị lây nhiễm loại mã độc này, trong đó riêng năm 2024, con số đã vượt qua 9 triệu thiết bị. Những số liệu này được Kaspersky công bố trong báo cáo về mối đe dọa từ mã độc infostealer tại Hội nghị Di Động Thế giới (Mobile World Congress - MWC) 2025, tổ chức ở Barcelona, nơi quy tụ cộng đồng công nghệ toàn cầu.
Theo ước tính của các chuyên gia Kaspersky, khoảng 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web. Kết luận này được đưa ra sau quá trình phân tích các tệp nhật ký (log files) từ phần mềm độc hại chuyên đánh cắp dữ liệu. Được biết, những phần mềm này đã từng bị rò rỉ trên thị trường dark web vào giai đoạn 2023-2024. Mặc dù tỷ lệ thẻ bị rò rỉ trên toàn cầu ở mức dưới 1%, song 95% số thẻ bị lộ vẫn ở trạng thái hợp lệ và có thể bị trục lợi cho mục đích bất chính.
Mã độc Infostealer không chỉ thu thập thông tin tài chính mà còn lấy cắp tài khoản đăng nhập, cookie và các dữ liệu quan trọng khác. Những dữ liệu này sau đó được tổng hợp thành các tệp nhật ký và rao bán trên dark web. Loại mã độc này có thể xâm nhập vào thiết bị khi người dùng vô tình tải về và khởi động một tệp độc hại, thường được ngụy trang dưới dạng phần mềm hợp pháp, như công cụ gian lận trò chơi (game cheat). Kẻ tấn công cũng có thể phát tán mã độc thông qua các liên kết lừa đảo (phishing links), trang web bị tấn công, tệp đính kèm độc hại trong email hoặc ứng dụng nhắn tin. Mã độc đánh cắp dữ liệu này không chỉ đe dọa người dùng cá nhân mà còn là mối nguy hại lớn đối với doanh nghiệp khi có khả năng xâm nhập vào thiết bị của nhân viên.
Toàn cảnh mối đe dọa từ mã độc đánh cắp dữ liệu: 26 triệu thiết bị bị xâm nhập trong giai đoạn 2023-2024
Trung bình, cứ 14 thiết bị nhiễm mã độc infostealer thì có một thiết bị bị lấy cắp thông tin thẻ tín dụng. Các chuyên gia từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence phát hiện trong hai năm qua có gần 26 triệu thiết bị chạy hệ điều hành Windows bị lây nhiễm nhiều loại mã độc infostealer.
Số lượng thiết bị nhiễm mã độc đánh cắp dữ liệu, giai đoạn 2020-2024 (Nguồn: Kaspersky Digital Footprint Intelligence)
Ông Sergey Shcherbel, chuyên gia tại Kaspersky Digital Footprint Intelligence, cho biết: “Số lượng thiết bị bị lây nhiễm thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Tội phạm mạng thường phát tán dữ liệu bị đánh cắp lên dark web dưới dạng tệp nhật ký sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm kể từ thời điểm thiết bị bị nhiễm mã độc. Điều này đồng nghĩa với việc thông tin bị đánh cắp từ các năm trước vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện. Theo ước tính của chúng tôi, tổng số thiết bị nhiễm mã độc infostealer trong năm 2024 sẽ dao động từ 20 đến 25 triệu, trong khi con số này vào năm 2023 được ước tính ở mức từ 18 đến 22 triệu.”
Cảnh báo về các dòng mã độc đánh cắp dữ liệu phổ biến: Redline, Risepro và Stealc
Redline tiếp tục là dòng mã độc infostealer phổ biến nhất năm 2024, chiếm 34% tổng số vụ lây nhiễm mã độc.
Số vụ lây nhiễm mã độc Risepro đã gia tăng mạnh mẽ từ 1,4% trong năm 2023 lên gần 23% trong năm 2024. “Mã độc Risepro đang trở thành một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù được phát hiện lần đầu cách đây hai năm, nhưng loại mã độc này đang ngày càng lan rộng. Risepro chủ yếu nhắm vào thông tin thẻ ngân hàng, mật khẩu và ví tiền mã hóa. Mã độc này thường được phát tán thông qua các phần mềm tạo khóa bản quyền (key generator), công cụ bẻ khóa phần mềm (crack) và các bản mod game giả mạo” - chuyên gia Sergey Shcherbel cho biết. Một mã độc đánh cắp dữ liệu khác cũng đang gia tăng nhanh chóng là Stealc, xuất hiện lần đầu vào năm 2023. Tỷ lệ thiết bị lây nhiễm mã độc Stealc đã tăng từ gần 3% lên 13% chỉ trong một năm.
Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết trong báo cáo của Kaspersky. Trước bối cảnh mối đe dọa ngày càng gia tăng từ các mã độc infostealer, Kaspersky đã ra mắt trang tin chuyên biệt nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này và cung cấp các chiến lược giảm thiểu rủi ro liên quan.
Nếu bạn phát hiện dữ liệu cá nhân bị rò rỉ do mã độc infostealer, hãy thực hiện ngay các bước sau để giảm thiểu rủi ro:
- Hành động nhanh chóng nếu nghi ngờ thông tin thẻ ngân hàng bị lộ: Chú ý thông báo từ ngân hàng, yêu cầu cấp lại thẻ mới và thay đổi mật khẩu đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng hoặc website. Kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) và các phương thức xác minh bổ sung. Một số ngân hàng còn cho phép thiết lập hạn mức chi tiêu để tăng cường bảo vệ. Nếu thông tin tài khoản hoặc số dư bị rò rỉ, hãy đặc biệt cảnh giác với email, tin nhắn và cuộc gọi lừa đảo. Kẻ tấn công có thể lợi dụng những thông tin này để thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào bạn. Ngoài ra, trong mọi tình huống không rõ ràng, hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng để xác minh.
- Thay đổi ngay mật khẩu của các tài khoản bị ảnh hưởng và theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động đáng ngờ liên quan đến các tài khoản đó.
- Quét toàn bộ thiết bị bằng phần mềm bảo mật để phát hiện và loại bỏ mã độc còn tồn tại.
- Doanh nghiệp được khuyến nghị nên chủ động giám sát thị trường dark web để phát hiện kịp thời các tài khoản bị xâm phạm trước khi chúng trở thành rủi ro cho khách hàng hoặc nhân viên.
- Tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây về cách thiết lập hệ thống giám sát và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công tiềm tàng. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng Kaspersky Digital Footprint Intelligence để kiểm tra xem tội phạm mạng đang biết gì về hệ thống của mình, xác định các lỗ hổng có thể bị khai thác và triển khai biện pháp bảo vệ kịp thời.
Về Kaspersky
Kaspersky là một công ty bảo vệ an ninh mạng và bảo mật kỹ thuật số toàn cầu được thành lập vào năm 1997. Chuyên môn về bảo mật và thông tin về các mối đe dọa sâu của Kaspersky không ngừng chuyển đổi thành các giải pháp và dịch vụ bảo mật đổi mới để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng quan trọng, chính phủ và người tiêu dùng trên toàn cầu. Danh mục bảo mật toàn diện của công ty bao gồm bảo vệ điểm cuối hàng đầu cũng như một số giải pháp và các giải pháp và dịch vụ bảo mật chuyên biệt để chống lại các mối đe dọa kỹ thuật số tinh vi và đang phát triển. Hơn 400 triệu người dùng được bảo vệ bởi các công nghệ của Kaspersky và chúng tôi giúp 220.000 khách hàng doanh nghiệp bảo vệ những gì quan trọng nhất đối với họ.
Năm 2007 Kaspersky ký kết hợp tác chiến lược với NTS Group (www.nts.com.vn) - Nhà phân phối sản phẩm, tích hợp hệ thống, cung cấp dịch vụ kỹ thuật về hệ thống bảo mật hàng đầu tại Việt Nam. Theo thoả thuận này, NTS Group đại diện Kaspersky phát triển thương hiệu Kaspersky, phân phối và hỗ trợ kỹ thuật phần mềm bản quyền Kaspersky trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vui lòng tìm hiểu thêm thông tin tại www.kaspersky.vn hoặc www.kaspersky.nts.com.vn .
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình đi...
Cảnh báo mã độc phát tán từ những quảng ...
Trojan độc hại mới Crocodilus lợi dụng k...
Dân mạng cố lách để cài đặt Windows 11 k...
Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn côn...
Lỗi Windows máy in khó chịu nhất năm 202...
-
Thông báo giá bán mới của Kaspersky Small Office S...
-
Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn công lừa đảo ...
-
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử đến ...
-
Lỗi Windows máy in khó chịu nhất năm 2025 đã được ...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky bản q...
-
Dân mạng cố lách để cài đặt Windows 11 không cần i...
-
Kaspersky thông báo về việc ngừng cung cấp một số ...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky bản q...
-
Thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
-
Thông báo giá bán mới của Kaspersky Small Office S...
-
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử đến ...
-
NTS trao tặng 500 quà tặng cho các em học sinh vượ...
LIÊN HỆ
