Kaspersky Labs phối hợp cùng cảnh sát EU chống mã độc tống tiền
Tổ chức No More Ransom (Không Còn Mã Độc) vừa được cảnh sát Châu Âu (Europol) và các công ty an ninh mạng nổi tiếng phối hợp thành lập, trong đó bao gồm Kaspersky Lab và cảnh sát Hà Lan, nhằm đối phó với mối đe dọa toàn cầu từ các loại mã độc tống tiền (ransomware).
Ransomware là hình thức tấn công ngày càng được tội phạm mạng và hacker lợi dụng hack, khai thác mã độc nhắm đến người dùng cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp. Các ransomware chuyên mã hóa dữ liệu, khóa thiết bị của người dùng và đòi tiền chuộc từ nạn nhân để có thể giải mã dữ liệu quan trọng bị đánh cắp. Chỉ trong quý I/2016 con số nạn nhân bị ransomware tấn công đã tăng gấp ba lần so với năm ngoái. Sự phát triển mạnh mẽ của ransomware là bao gồm cả về số lượng và độ phức tạp. Biến thể mới nhất của ransomware Cerber có thể tạo ra một mẫu mã độc mới chỉ trong 15 giây và qua mặt các phần mềm diệt virus dễ dàng.
Chiến dịch No More Ransom với sự đóng góp của Kaspersky Labs được thành lập nhằm phổ biến kiến thức về sự nguy hiểm của ransomware, cách phòng tránh và cách khôi phục lại dữ liệu mà không cần trả tiền chuộc dữ liệu cho tin tặc. Cổng thông tin trực tuyến No More Ransom sẽ cung cấp cho người dùng các công cụ giải mã máy tính nếu bị ảnh hưởng bởi ransomware. Trong giai đoạn ban đầu, NoMoreRansom.org chưa 4 công cụ giải mã cho nạn nhân của các loại mã độc CryptXXX, CoinVault và Bitcryptor. Cổng thông tin cũng cho phép người dùng tải lên các mẫu mã độc và mô tả kiểu ảnh hưởng của chúng trên hệ thống.
Một trong những khuyến cáo hàng đầu của các chuyên gia bảo mật dành cho người dùng là luôn luôn sao lưu dữ liệu quan trọng của mình phòng khi có gì bất trắc xảy ra. Việc trả tiền chuộc cho tin tặc có thể khiến bạn “tiền mất tật mang” không những không lấy lại được dữ liệu mà còn là động lực cho tội phạm mạng phát triển mối đe dọa này rộng hơn. Bên cạnh đó luôn cập nhật phần mềm, sử dụng các phần mềm diệt virus đàng tin cậy và không mở những email đáng ngờ cũng là lời khuyên đáng giá giúp bạn an toàn trước mã độc.
Xuân Dung
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đán...
Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm tr...
Máy tính liên tục khởi động lại vì bản c...
Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt p...
Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ...
Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ổn định tr...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...