Không cần khởi động lại để cập nhật bảo mật trên Window 11 ?
Có lẽ không ít người trong số chúng ta cảm thấy khó chịu với việc Windows 10 và 11 thường xuyên yêu cầu phải khởi động lại hệ thống để cài đặt các bản cập nhật có sẵn. Tuy nhiên, sự phiền toái này này có thể sẽ sớm biến mất bởi theo một báo cáo từ Windows Central, Microsoft đang nỗ lực đưa tính năng Hot Patching từ Windows Server lên các phiên bản Windows 11 và thậm chí Windows 10 dành cho người dùng phổ thông.
Nếu bạn chưa biết thì Windows Hot Patching là một công cụ đặc biệt cho phép "vá mã trong bộ nhớ của các tiến trình đang chạy mà không cần phải khởi động lại tiến trình". Nói cách khác, bạn có thể cài đặt các bản cập nhật cụ thể khi đang sử dụng PC mà không cần khởi động lại hệ điều hành. Đây không phải là một khái niệm mới đối với Windows Server, và hiện Microsoft đang thử nghiệm tính năng này trong Dev Channel cho người dùng Windows thông thường.
Hot Patching sẽ giúp cập nhật Windows mà không cần khởi động lại. Khi đó, việc cài đặt các bản cập nhật Windows thường chỉ mất vài phút tùy thuộc vào từng hệ thống. Điều này giúp những người dùng không bị gián đoạn công việc quan trọng. Hot Patching hoạt động bằng cách “vá mã trong bộ nhớ của các tiến trình đang chạy mà không cần phải khởi động lại tiến trình đó”.
Ý tưởng ở đây là cho phép người dùng cài đặt các bản cập nhật bảo mật định kỳ một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không bị gián đoạn quy trình làm việc trên hệ thống cũng chỉ bởi yêu cầu khởi động lại. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, bạn vẫn cần phải khởi động lại hệ thống của mình vài tháng một lần để cài đặt "bản cập nhật cơ bản" cho các bản phát hành tiếp theo. Dù sao thì việc lâu lâu mới phải khởi động lại hệ thống một lần nghe có vẻ hấp dẫn hơn nhiều so với việc liên tục phải làm điều này mỗi khi có bản vá được gửi đến.
Tính năng cập nhật Windows nhanh chóng mới này sẽ kích hoạt Bảo mật dựa trên ảo hóa (VBS), một tính năng được cho là có thể làm giảm hiệu suất tổng của PC một chút.
Windows Central tiết lộ Microsoft muốn đưa Windows Hot Patching vào phiên bản 24H2 dành cho người tiêu dùng, dự kiến sẽ ra mắt vào nửa cuối năm nay với định danh "Windows 11 2024 Update". Tuy nhiên, tính năng này ban đầu chỉ sẽ khả dụng cho các hệ thống x86, trong khi những thiết bị ARM64 sẽ nhận được Hot Patching vào năm 2025.
Dù sao thì đây cũng mới chỉ là tin đồn. Chúng ta cần một sự xác nhận cụ thể từ Microsoft để có thể chắc chắn về mọi thay đổi sắp diễn ra trên Windows.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Meta cảnh báo về lỗ hổng bảo mật trong t...
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới Sa...
Chứng chỉ hết hạn có thể khiến tiện ích ...
331 ứng dụng độc hại trên Google Play đa...
Tội phạm mạng lợi dụng CSS để qua mặt bả...
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp p...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky năm 2...
-
Các tệp PDF CAPTCHA giả lan truyền Lumma Stealer q...
-
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ...
-
Mozilla cập nhật điều khoản Firefox một lần nữa sa...
-
Kaspersky ghi nhận gần 900 triệu vụ tấn công lừa đ...
-
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ...
-
Meta cảnh báo về lỗ hổng bảo mật trong thư viện FR...
-
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom...
-
Chứng chỉ hết hạn có thể khiến tiện ích Firefox ng...
-
331 ứng dụng độc hại trên Google Play đang đánh cắ...
-
Tội phạm mạng lợi dụng CSS để qua mặt bảo mật – Cá...
-
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ...
TAGS
LIÊN HỆ
