Mã độc mới theo dõi mọi hoạt động của người dùng Mac

www.tuoitre.vn -   26/07/2017 10:00:00 2844

Một loại mã độc mới nhắm đến các dòng máy Mac của hãng Apple (MacBook, iMac, Mac Pro) ẩn mình hàng năm trời trên thiết bị nhằm thu thập hình ảnh Webcam, nội dung gõ phím… Mac không hề miễn nhiễm trước mã độc như chúng ta đã nghĩ!

Mã độc mới theo dõi mọi hoạt động của người dùng Mac

Trước đây, các dòng Mac rất hiếm khi bị mã độc tấn công so với các dòng Windows, do đó không ít người dùng Mac vẫn luôn chủ quan rằng máy Mac có khả năng miễn nhiễm trước mã độc. Nhưng sự thật là hiện nay người dùng Mac đang dần trở thành mục tiêu nhắm đến của tin tặc khi lượng tiêu thụ dòng máy Mac càng ngày gia tăng. Có thể nói Mã độc không còn là chuyện riêng của máy tính Windows nữa rồi.

Nhà nghiên cứu bảo mật Patrick Wardle từ Synack đã khám phá ra mã độc được họ đặt tên là FruitFly 2, đây là một biến thể của loại FruitFly (loại mã độc đã được Apple đặt tên trước đó) từng được công ty bảo mật Malwarebytes phát hiện vào đầu năm 2017. Apple đã có một bản vá ngăn chặn FruitFly thế hệ đầu tiên thâm nhập vào macOS (tên mới của hệ điều hành Mac OS X).

Ông phát hiện FruitFly 2 đang âm thầm lây nhiễm hàng trăm máy Mac và dự báo con số này sẽ còn gia tăng và lan rộng quy mô vì cuộc tấn công chỉ mới bắt đầu, và con số ghi nhận được chỉ phản ánh một tỉ lệ nhỏ số lượng nạn nhân thực sự.

Được biết, FruitFly là tên mã độc thuộc loại backdoor (cửa sau) có khả năng mở cửa cho tin tặc thâm nhập từ xa vào máy Mac của nạn nhân. FruitFly còn có thể theo dõi người dùng qua Webcam trên máy Mac, chụp ảnh màn hình đang hoạt động và ghi lại nội dung gõ phím của người dùng. Mã độc này còn có thể âm thầm “ngủ đông” trên máy tính của nạn nhân hàng năm trời, âm thầm do thám ẩn dưới nền hệ thống. Các biến thể mới được cập nhật mã nguồn để theo dõi tốt trên các máy Mac dùng macOS mới.

Cách ngăn chặn mã độc cho Mac

Người dùng cần phải thay đổi suy nghĩ chủ quan rằng máy Mac có thể tự miễn nhiễm khỏi mã độc, bởi trên thực tế, dòng máy này cũng thu hút đủ loại mã độc như Trojan, backdoor và thậm chí là ransomware (mã độc tống tiền) như các dòng máy khác.

Do đó, việc sao lưu dữ liệu thường xuyên sang các ổ gắn ngoài hoặc dữ liệu đám mây có thể giúp người dùng giảm thiểu hậu quả thiệt hại từ ransomware.

Việc sử dụng chương trình bảo mật chóng mã độc như Kaspersky Internet Security for Mac hoặc các dòng sản phẩm khác cũng là một việc làm hết sức cần thiết.

Ngoài ra người dùng cũng nên thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi phần mềm và hệ điều hành từ Apple, cập nhật dữ liệu nhận diện mã độc cho chương trình diệt virus và định kỳ quét toàn bộ hệ thống để kịp thời phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật.

Theo Tuổi trẻ

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khi tiện ích mở rộng tốt trở nên tệ hại:...

31/12/2024 08:00:00 148
Tin tức đã trở thành tiêu đề trong suốt cuối tuần về chiến dịch tấn công mở rộng nhắm vào các tiện í...

Hàng chục tiện ích mở rộng của Chrome bị...

30/12/2024 08:00:00 129
Một chiến dịch tấn công mới đã nhắm vào các tiện ích mở rộng trình duyệt Chrome đã biết, khiến ít nh...

Apple bồi thường 95 triệu USD vì Siri ng...

30/12/2024 12:00:00 385
Apple đã lưu trữ bất hợp pháp dữ liệu tương tác giữa người dùng với trợ lý ảo Siri mà không có sự đồ...

Hơn 15.000 Bộ định tuyến Four-Faith bị k...

26/12/2024 08:00:00 47
Theo những phát hiện mới từ Chuyên gia bảo mật, một lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến một số bộ địn...

Bạn nghĩ sao nếu người dùng ảo là chatbo...

26/12/2024 12:00:00 39
Các chatbot AI đã trở nên rất giống con người trong vòng một năm qua, nghe có vẻ khó chấp nhận nhưng...

Các cuộc tấn công mạng “bẻ khóa” thông t...

25/12/2024 08:00:00 221
Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky cho biết đã ngăn chặn hơn 23 triệu cuộc tấn công bruteforce ...
Xem thêm

TAGS

LIÊN HỆ

Thông tin liên hệ

Zalo Button