Mã độc tấn công Skype để kiếm Bitcoin
Các chuyên gia về bảo mật đã phát hiện ra một phần mềm độc hại đang khai thác các máy tính qua Skype để kiếm Bitcoin – một loại tiền ảo.
Những kẻ lừa đảo đã phát tán phần mềm độc hại trên Skype
Bitcoin là một dạng đơn vị tiền ảo cá nhân, được tạo ra bởi một hacker người Nhật vào năm 2009. Nó được dùng trong việc thanh toán nhiều giao dịch, thậm chí dễ dàng quy đổi thành các dạng tiền thông dụng từ USD, EUR cho tới YEN.
Đơn giá giao dịch hiện tại của đồng Bitcoin cho đến nay là gần 130 đôla/ Bitcoin, đã cao gấp 4 lần kể từ tháng 2. Đối với mỗi dữ liệu gửi đi, người dùng sẽ tích được 25 Bitcoin. Những người tham gia hợp pháp thường sử dụng hệ thống mạnh với nhiều bộ xử lý đồ họa để đơn giản hóa và dựa trên số lượng đã xử lý, họ sẽ nhận được một phần trăm trên tổng số phần thưởng.
Tuy nhiên, vào tối thứ năm 4.4, theo một chuyên gia từ Kaspersky Lab, những kẻ lừa đảo đã phát tán phần mềm độc hại trên Skype. Mã độc này đánh cắp thông tin của máy tính nhằm “đào kiếm” Bitcoin. Trong khi đó, các phần mềm độc hại bitcoin-miner.exe chỉ khai thác CPU và chậm hơn GPU trong việc khai thác Bitcoin. Những kẻ tấn công sẽ có lợi khi mã độc này lây nhiễm đến nhiều máy tính khác và chúng sẽ liên kết các máy tính lại với nhau để kiếm Bitcoin. Không giống như những người kiếm Bitcoin hợp pháp, bọn tội phạm không phải mua ổ cứng hoặc trả tiền điện.
Phần mềm độc hại khai thác Bitcoin đã lưu hành trong gần hai năm nay. Một số bản đã khai thác GPU của máy tính bị nhiễm và thậm chí có thể chạy trên hệ điều hành Mac X.
Kaspersky Lab đã phát hiện ra phần mềm độc hại này rất có thể là một hiện tượng bắt chước. Thế nhưng, nó không phải là hoàn toàn vô ích. Bit.ly URL lưu trữ phần mềm độc hại đã nhận được hơn 2.000 lần nhấp chuột mỗi giờ. Từ đó, bọn tội phạm có thể kiếm được nhiều Bitcoin hơn.
“Như tôi đã nói, chiến dịch này khá khả quan.” Chuyên gia Dmitry Bestuzhev của Kaspersky Lab cho biết. “Nếu bạn thấy máy tính đang hoạt động hết công suất và sử dụng tất cả các nguồn của CPU thì có thể máy tính của bạn đang bị nhiễm mã độc.”
Hoàng Vi dịch
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI...
Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho ...
Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh ...
Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn...
Trung tâm siêu dữ liệu đang được Google ...
Google cảnh báo về lỗ hổng bảo mật CVE-2...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...
- Khi chuỗi cung ứng bị tấn công: Tác động và bài họ...
- Tuần lễ An ninh mạng Châu Á - Thái Bình Dương 2024...
- Kaspersky nêu bật những thách thức của AI trong th...
- Bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng: Những mối đe dọa...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI tóm tắt t...
- Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho 4 lỗi bảo ...
- Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh cắp dữ liệ...
- Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn là bảo ch...
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...