Mã độc tống tiền mới không chỉ mã hóa thiết bị Android mà còn thay đổi mã PIN

www.tuoitre.vn -   16/10/2017 02:00:00 4002

Một mã độc tống tiền mới mang tên DoubleLocker vừa được các chuyên gia bảo mật phát hiện ra có khả năng không chỉ mã hóa dữ liệu người dùng mà còn thay đổi mã PIN khóa máy, ngăn chặn người dùng mở khóa thiết bị của mình trên màn hình khóa.

Mã độc tống tiền mới không chỉ mã hóa thiết bị Android mà còn thay đổi mã PIN

Như đúng cái tên DoubleLocker của mình, mã độc có thể khóa cùng lúc dữ liệu và thiết bị của nạn nhân. Không những thế, mã độc này còn là mã độc tống tiền đầu tiên thay đổi cơ chế sử dụng Android accessibility – một tính năng cung cấp cho người dùng nhiều cách khác nhau để tương tác với thiết bị thông minh của họ. Và quan trọng nhất là mã độc tống tiền còn có thể bị lạm dụng bởi Trojan ngân hàng trên Android để đánh cắp thông tin ngân hàng của người dùng trên thiết bị.

Các chuyên gia e ngại rằng mã độc tống tiền DoubleLocker hoàn toàn có thể được nâng cấp trong tương lai để đánh cắp các thông tin ngân hàng của người dùng, từ đó lấy tiền của nạn nhân từ thẳng ngân hàng thay vì chỉ yêu cầu nạn nhân đưa tiền chuộc.

Được phát hiện từ tháng Năm năm nay, mã độc DoubleLocker trên Android đang lây lan hàng loạt thiết bị bằng cách giả dạng một phiên bản cập nhật Adobe Flash trên một số trang web.

Mã độc tống tiền DoubleLocker tấn công như thế nào?

Một khi được cài vào máy, mã độc sẽ yêu cầu người dùng kích hoạt tính năng truy cập Google Play Service.

Sau khi được cấp quyền này, mã độc tống tiền sẽ lạm dụng nó để có được quyền quản trị thiết bị và tự đặt mình là một ứng dụng mặc định trên màn hình chờ (người ta hay gọi ứng dụng này là launcher) – và thực thi mọi thủ đoạn để khóa máy người dùng mà họ không hay biết.

Khi thực thi, DoubleLocker sẽ tiến hành thay đổi mật mã PIN màn hình khóa của người dùng thành một giá trị ngẫu nhiên, một giá trị mà ngay cả hacker cũng không biết hay lưu trữ bất kỳ đâu. Trong khi đó, mã độc sẽ bắt đầu mã hóa toàn bộ tập tin trên thiết bị với thuật toán mã hóa AES.

Mã độc DoubleLocker đòi tiền chuộc khoản 0.0130 BTC (tương đương 74.38 USD) và đe dọa nạn nhân phải trả tiền chuộc trong vòng 24 giờ. Nếu nạn nhân trả tiền chuộc, hacker hứa hẹn sẽ cung cấp công cụ giải mã dữ liệu và thực hiện phục hồi mã PIN để mở khóa thiết bị cho nạn nhân.

Cách bảo vệ bản thân khỏi mã độc tống tiền DoubleLocker

Theo cảnh báo của các chuyên gia thì đối với các dòng máy chưa từng root, hacker sẽ không có cách nào mã hóa toàn bộ dữ liệu người dùng. Do đó người dùng có thể chọn phục hồi trạng thái xuất xưởng của thiết bị (factory reset) để mở khóa thiết bị và loại bỏ mã độc DoubleLocker.

Còn đối với các thiết bị Android đã root đã bật chế độ gỡ lỗi, nạn nhân có thể sử dụng công cụ Android Debug Bridge (ADB) để phục hồi mã PIN mà không cần phải Format lại thiết bị.

Cách tốt nhất để tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền này chính là luôn luôn tài ứng dụng từ những nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như Google Play Store và kiểm tra thật kỹ nhà phát triển ứng dụng có đáng tin cậy hay không.

Bên cạnh đó, đừng bao giờ nhấp vào liên kết được gửi email hoặc tin nhắn SMS. Dù cho email trong có vẻ hợp pháp đáng tin tưởng đi chăng nữa. Hãy truy cập các website đó bằng cách nhập địa chỉ bằng tay.

Thêm vào đó, luôn sử dụng một phần mềm bảo mật diệt virus đáng tin cậy trên điện thoại của mình và luôn giữ cho phần mềm cập nhật phiên bản mới nhất để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn mã độc tấn công ngay từ khi mã độc lây lan vào thiết bị.

Xuân Dung 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ChatGPT sẽ báo lỗi nếu bạn hỏi về cái tê...

03/12/2024 12:00:00 99
Nhiều người đã thử đủ mọi cách, thậm chí chia sẻ ảnh chụp màn hình chứa tin nhắn có tên này hoặc đổi...

Cuộc tấn công Microsoft 365 mới có thể p...

02/12/2024 12:00:00 93
Một cuộc tấn công phishing mới có thể truy cập vào tài khoản Microsoft 365, ngay cả khi mục tiêu đã ...

Người dùng chưa đủ 18 tuổi sẽ không được...

29/11/2024 12:00:00 83
Bộ lọc (filter) làm đẹp là một trong những tính năng quan trọng và gây nghiện cho đa số người dùng n...

Bộ công cụ lừa đảo mới Xiū gǒu nhắm vào ...

28/11/2024 12:00:00 49
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã tiết lộ một bộ công cụ lừa đảo mới đã được sử dụng trong các chiế...

Kỹ thuật hack này có thể cách ly may tín...

27/11/2024 12:00:00 40
Để làm được điều đó, hacker sử dụng cáp SATA như là một ăng-ten không dây để truyền dữ liệu và thông...

Tính năng Email được bảo vệ mới của Gmai...

26/11/2024 08:00:00 40
Google đang chuẩn bị một tính năng mới có tên là Shielded Email cho phép người dùng tạo bí danh emai...
Xem thêm

TAGS

LIÊN HỆ

Thông tin liên hệ

Zalo Button