Mã độc trên Android bùng phát khó lường
Các thiết bị Android đang ngày càng thống trị thị phần toàn cầu nhưng bên cạnh đó, mã độc di động trên hệ điều hành này cũng ngày càng phát triển. Năm vừa qua là một năm khó khăn khi mà dành tiếng của kho ứng dụng Google Play ngày càng bết bát.
Mã độc trên Android bùng phát khó lường
Tháng hai vừa rồi, công ty bảo mật RiskIQ báo cáo số lượng các ứng dụng trong cửa hàng Google Play đã tăng gấp bốn lần kể từ 2011 đến 2013. Tiếp theo đó, vào tháng Tư, xuất hiện một ứng dụng chống virus giả mạo trên Android được nhiều người dùng tải, nó cho biết Google tuyên bố sẽ hoàn trả lại cho hơn 10.000 khách hàng mỗi người 3,99 USD cho mỗi ứng dụng. Thật may mắn là ứng dụng độc này chỉ thay đổi biểu tượng khi người dùng nhấp phải, ngoài ra không gây ra hậu quả nghiêm trọng nào khác.
Android tiếp tục gia tăng sự thống trị của mình ở Mỹ và thị trường điện thoại smartphone, tablet quốc tế, nắm giữ 52 % thị phần ở Mỹ trong khi thiết bị của Apple chiếm 41%. Theo ComScore, đây là khoảng cách mở rộng đáng kể trên thị trường toàn cầu - nơi Android sở hữu 44% thị phần qúy 1 năm 2014, iOS của Apple 10%. Hơn thế, các thiết bị Android chiếm 62 % thị phần máy tính bảng Mỹ, của iOS là 36%.
Trong khi thị phần thiết bị Android ngày càng bành trướng thì vấn đề bảo mật cho các thiết bị này cũng ngày càng phát sinh nhiều hơn.
Ngoài những rắc rối an ninh với các ứng dụng Google được ủy quyền bán trong các cửa hàng chính thức, công ty an ninh mạng Opswat cho biết tháng trước, có gần một phần ba các ứng dụng hợp pháp trên cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba có chứa phần mềm độc hại.
Điều này không chỉ nhắc nhở Google nâng cao xác thực bảo mật cho các ứng dụng mà người dùng còn phải nâng cao tinh thần cảnh giác, lựa chọn chính xác mình có nên cài đặt ứng dụng từ bên thứ ba hay không. Nếu có tải về thì nên dùng các ứng dụng chống virus để quét và kiểm tra những ứng dụng tải về, vì chúng có thể là ứng dụng độc hại, phần mềm tống tiền bòn rút tài khoản người dùng.
Trong bối cảnh bất ổn về bảo mật di động như thế này, cách tốt nhất để bảo vệ mình là cài đặt một ứng dụng bảo mật uy tín, chất lượng để tăng sức đề kháng cho thiết bị di động cũng như bảo vệ dữ liệu cá nhân được an toàn nhất.
Xuân Dung
Theo Blog Kaspersky
(*) Vui lòng trích dẫn nguồn khi sao chép hay hoặc đăng lại tin tức này.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
ChatGPT sẽ báo lỗi nếu bạn hỏi về cái tê...
Cuộc tấn công Microsoft 365 mới có thể p...
Người dùng chưa đủ 18 tuổi sẽ không được...
Bộ công cụ lừa đảo mới Xiū gǒu nhắm vào ...
Kỹ thuật hack này có thể cách ly may tín...
Tính năng Email được bảo vệ mới của Gmai...
- BLACK FRIDAY khuyến mãi cực sốc – Bảo vệ máy tính ...
- Chương trình Khuyến mãi “Vòng quay may mắn” 2024
- Các mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam gia tăng ...
- Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt Kaspersky For Iphon...
- Các cuộc tấn công ransomware tiếp tục nhắm vào nhi...
- Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt Kaspersky for Windo...
- ChatGPT sẽ báo lỗi nếu bạn hỏi về cái tên này
- Cuộc tấn công Microsoft 365 mới có thể phá vỡ hàng...
- Chương trình Khuyến mãi “Vòng quay may mắn” 2024
- Người dùng chưa đủ 18 tuổi sẽ không được dùng filt...
- Thông báo thời gian kì nghỉ công ty năm 2024
- Top 8 phần mềm chatbot AI miễn phí phổ biến hiện n...