Nếu đề cao quyền riêng và bảo mật thông tin, đây là những gì cần biết về ClearView AI
Clearview AI đã bí mật thu thập hàng tỷ bức ảnh trực tuyến của mọi người và tạo ra cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt lớn nhất thế giới. Nếu bạn quan tâm đến quyền riêng tư của mình, hãy thận trọng khi đăng ảnh trực tuyến và xóa chính bạn khỏi cơ sở dữ liệu AI của Clearview.
Vậy Clearview AI là gì? Tại sao bạn cần quan tâm đến nó? Và làm cách nào bạn có thể xóa ảnh của mình khỏi cơ sở dữ liệu Clearview AI?
Clearview AI là gì?
Clearview AI là một công ty Mỹ cung cấp công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho khách hàng của mình. Bạn upload ảnh của một người lên và Clearview AI sẽ hiển thị cho bạn những ảnh công khai của người đó. Bạn cũng sẽ thấy các liên kết nơi những bức ảnh công khai đó xuất hiện.
Theo trang web Clearview AI, công ty cung cấp các giải pháp sau:
Dịch vụ nhận dạng khuôn mặt dựa trên web cho các cơ quan thực thi pháp luật.
API dựa trên sự đồng ý cho các thị trường thương mại.
JusticeClearview dành cho những luật sư do tòa chỉ định.
Ứng dụng di động Clearview dành cho người dùng bận rộn.
Theo báo cáo của BuzzFeed, các khách hàng của Clearview AI bao gồm Bộ Tư pháp, Walmart, FBI, cơ quan An ninh Nội địa, v.v...
BBC đưa tin, người sáng lập Clearview AI cho biết công ty đã thực hiện một triệu lượt tìm kiếm cho sở cảnh sát Mỹ. Công ty tuyên bố có hơn 30 tỷ hình ảnh trong cơ sở dữ liệu của mình. Với dân số thế giới hiện tại (khoảng 8 tỷ người), Clearview AI có thể có khoảng 4 hình ảnh cho mỗi người trên thế giới.
Nhưng mối quan tâm lớn nhất là những hình ảnh nằm trong cơ sở dữ liệu của Clearview đã được lấy từ mạng xã hội, YouTube và các nền tảng trực tuyến khác một cách bí mật mà không có sự đồng ý của người dùng.
Vì vậy, nếu bạn đã từng đăng ảnh của mình lên bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào hoặc ai đó đã đăng ảnh có khuôn mặt của bạn, thì có khả năng cao là bạn đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của Clearview AI.
Tính năng nhận dạng khuôn mặt phá hủy sự riêng tư của bạn như thế nào?
Tại Hoa Kỳ, Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) và các nhóm khác đã đệ đơn kiện Clearview AI vào năm 2020 về những cáo buộc vi phạm luật riêng tư kỹ thuật số của Illinois (theo The New York Times). Theo thỏa thuận giải quyết vụ kiện, Clearview AI đã đồng ý hạn chế việc bán phần mềm nhận dạng khuôn mặt của mình cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Theo báo cáo của BBC, Văn phòng Ủy viên Thông tin Vương quốc Anh (ICO) đã phát hiện ra rằng công ty đã vi phạm luật bảo vệ dữ liệu của Vương quốc Anh, ra lệnh cho công ty xóa và ngừng sử dụng dữ liệu cá nhân của công dân Vương quốc Anh. Cơ quan giám sát quyền riêng tư của Vương quốc Anh đã phạt công ty hơn 7,5 triệu bảng Anh.
Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ý đã chỉ thị Clearview AI xóa thông tin sinh trắc học khuôn mặt của công dân Ý và cấm công ty xử lý thêm hình ảng của công dân nước này, theo báo cáo của TechCrunch. Cơ quan bảo vệ dữ liệu cũng đã phạt Clearview 20 triệu euro vì vi phạm luật pháp EU.
Bleeping Computer lưu ý thêm rằng chính quyền Pháp đã phạt Clearview AI 20 triệu euro vì thu thập và xử lý trái phép thông tin của công dân Pháp. Cơ quan quyền riêng tư của Hy Lạp cũng đã phạt Clearview AI 20 triệu euro vì vi phạm các phần của Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Châu Âu, theo The Record.
TechCrunch đưa tin, ủy viên thông tin và quyền riêng tư của Úc đã chỉ đạo Clearview AI ngừng thu thập dữ liệu khuôn mặt của công dân Úc và xóa dữ liệu hiện có sau khi phát hiện ra rằng Clearview AI đã vi phạm Đạo luật quyền riêng tư của Úc.
Theo The New York Times, chính quyền Canada cũng tuyên bố các hoạt động của Clearview AI là bất hợp pháp và cho biết rằng công ty cần sự đồng ý của công dân để sử dụng thông tin sinh trắc học của họ.
Do cách thức Clearview AI thu thập thông tin và sử dụng chúng để cung cấp phần mềm nhận dạng khuôn mặt, các cơ quan bảo vệ dữ liệu trên toàn thế giới đang xem xét rất kỹ về vấn đề này. Nhưng các cơ quan quản lý vẫn đang đấu tranh để ngăn công ty thu thập ảnh của mọi người trên Internet.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Meta cảnh báo về lỗ hổng bảo mật trong t...
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới Sa...
Chứng chỉ hết hạn có thể khiến tiện ích ...
331 ứng dụng độc hại trên Google Play đa...
Tội phạm mạng lợi dụng CSS để qua mặt bả...
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp p...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky năm 2...
-
Các tệp PDF CAPTCHA giả lan truyền Lumma Stealer q...
-
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ...
-
Mozilla cập nhật điều khoản Firefox một lần nữa sa...
-
Kaspersky ghi nhận gần 900 triệu vụ tấn công lừa đ...
-
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ...
-
Meta cảnh báo về lỗ hổng bảo mật trong thư viện FR...
-
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom...
-
Chứng chỉ hết hạn có thể khiến tiện ích Firefox ng...
-
331 ứng dụng độc hại trên Google Play đang đánh cắ...
-
Tội phạm mạng lợi dụng CSS để qua mặt bảo mật – Cá...
-
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ...
TAGS
LIÊN HỆ
