Người phụ nữ tạo nên làn sóng khổng lồ ngành công nghệ
Một trong những người phụ nữ trẻ quyền lực nhất trong giới công nghệ hiện nay là Elizabeth Holmes - nữ tỷ phú tự lập trẻ nhất nước Mỹ (31 tuổi). Cô cũng chính là người sáng lập, CEO của Theranos - công ty công nghệ sinh học nghiên cứu về máu.
Theranos là một công ty chẩn đoán thí nghiệm mang đến cuộc cách mạng hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe con người bằng cách tạo nên thiết bị làm xét nghiệm máu nhanh chóng, dễ tiếp cận, không đau, giá cả phải chăng chỉ với một giọt máu.
Người phụ nữ xinh đẹp trẻ trung này có gì mà giới công nghệ, những ông trùm kinh tế, tài chính hay bất động sản cũng phải ngả mũ kính phục?
Elizabeth Holmes mơ ước được vào đại học khi mới lớp 10. Khi học lớp 11, Elizabeth đã có một buổi nói chuyện với hiệu trưởng đại học Stanford và được nhận vào học ngay lập tức khoa kỹ thuật hóa học. Tuy nhiên, cô bỏ học đại học ở tuổi 19 để nghiên cứu, thực hiện ý tưởng và bắt đầu tiến hành dự định cuộc đời vào năm 21 tuổi.
Ý tưởng ban đầu của Theranos là tạo ra thứ khiến các bác sĩ nội khoa thất nghiệp. Hiện nay, thiết bị xét nghiệm máu kiểm tra sức khỏe tổng thể của Theranos có thể làm 70 bài kiểm tra sức khỏe chỉ với một giọt máu được chích từ ngón tay và lưu trữ trong chiếc hộp gọi là nanotainer. Có tới 30 xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể được thực hiện từ một mẫu máu nhỏ, và bệnh nhân có thể nhận được kết quả xét nghiệm trong vòng chưa đầy bốn giờ.
Kế hoạch 5 năm tới của Theranos là muốn xây dựng các trung tâm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn (cứ mỗi 5 dặm là có một trạm). Holmes cho biết nếu tất cả các xét nghiệm kiểm tra ở Mỹ đều sử dụng công nghệ của Theranos thì Medicare và Medicaid có thể tiết kiệm hơn 200 tỷ USD trong thập kỉ tới.
Tự lập ở tuổi 21, từ số tiền dùng đóng học phí làm vốn mở công ty sau hơn 10 năm cố gắng không mệt mỏi, Elizabeth Holmes gặt hái thành công khi Theranos đã trở thành một trong những cái tên "sừng sỏ" nhất làng công nghệ sinh học thế giới hiện nay. Tổng tài sản của nữ "đại gia" 31 tuổi duy nhất tại Mỹ chỉ đầu tư vào một lĩnh vực lên tới hàng tỷ USD. Công ty Theranos của Elizabeth Holmes có giá trị 9 tỷ USD (189 nghìn tỷ đồng) và Holmes đang nắm giữ một nửa cổ phần công ty (4.5 tỷ USD).
Giáo sư hóa học Channing Robertson, thầy giáo cũ của Holmes hiện đang làm việc toàn thời gian tại công ty Theranos. Ngày Holmes bỏ học, cô nói với ông Robertson rằng đến một ngày nào đó cô sẽ mời ông về làm việc cho cô, giáo sư Robertson vô cùng ấn tượng và đã giới thiệu Holmes cho một quỹ đầu tư mạo hiểm.
Ban quản lý của Theranos không có ai là nữ, gồm toàn những quan chức chính phủ đã về hưu như 3 cựu bộ trưởng nội các Mỹ: George Shultz, Bill Perry, Henry Kissinger, 2 thượng nghị sĩ nghị viện Mỹ, cựu giám đốc cục chỉ huy quân sự Mỹ, một đô đốc hải quân và nguyên giám đốc trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.
Tuy nhiên, điều thú vị nhất về nữ doanh nhân công nghệ quyền lực trẻ đẹp này là cô rất mê đắm văn học. Elizabeth Holmes có thể đọc thuộc lòng tác phẩm của thần tượng mình yêu thích - nữ nhà văn Jane Austen.
Xuân Dung
(*) Vui lòng trích dẫn nguồn Kaspersky Care khi sao chép bài viết
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI...
Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho ...
Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh ...
Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn...
Trung tâm siêu dữ liệu đang được Google ...
Google cảnh báo về lỗ hổng bảo mật CVE-2...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...
- Khi chuỗi cung ứng bị tấn công: Tác động và bài họ...
- Tuần lễ An ninh mạng Châu Á - Thái Bình Dương 2024...
- Kaspersky nêu bật những thách thức của AI trong th...
- Bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng: Những mối đe dọa...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI tóm tắt t...
- Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho 4 lỗi bảo ...
- Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh cắp dữ liệ...
- Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn là bảo ch...
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...