Nhiều thiết bị di động ăn gian điểm benchmark
Từ lâu, benchmark luôn được xem là thông số để chấm điểm sức mạnh của các thiết bị di động, và mới đây trang công nghệ nổi tiếng AnandTech đã phát hiện ra rằng không ít “ông lớn” đã sử dụng mánh khóe nhằm tăng điểm benchmark cho các sản phẩm của mình.
Biểu đồ cho thấy điểm benchmark của Galaxy Note 3 đã được tăng lên đáng kể so với thực tế
Mỗi khi có một sản phẩm di động mới được trình làng, không ít người trong giới công nghệ háo hức chờ đợi điểm benchmark (điểm đánh giá khả năng xử lý của thiết bị đó) để đánh giá xem thiết bị vừa ra mắt có thực sự mạnh mẽ hay không. Nắm bắt tâm lý và xu hướng này, không ít hãng sản xuất đã sử dụng “mánh khóe” nhằm tăng điểm benchmark cho sản phẩm của mình.
Trang công nghệ AnandTech đã theo dõi dữ liệu về điểm benchmark của các thiết bị công nghệ mới ra mắt từ tháng 7 cho đến nay và phát hiện ra rằng các hãng sản xuất thiết bị di động thường “gian lận” trong cuộc đua điểm benchmark. Kết quả nghiên cứu của AnandTech chỉ ra rằng các hãng sản xuất lớn như Samsung, LG, HTC và Asus đã đẩy tần số CPU trong thiết bị của mình lên tần số cao hơn so với sản phẩm thực tế để đạt được điểm số benchmark cao nhất có thể.
AnandTech cũng cho biết các thiết bị duy nhất không có sự thay đổi về tần số CPU khi thực hiện các bài kiểm tra chấm điểm benchmark là dòng sản phẩm Nexus của Google và các thiết bị mới được ra mắt gần đây của Motorola.
Nhiều thiết bị di động ăn gian điểm benchmark
Cũng theo trang công nghệ này thì cho đến nay có vẻ như Samsung là hãng sản xuất duy nhất thay đổi cả tần số của vi xử lý đồ họa (GPU) để giành được chiến thắng trong cuộc đua về điểm số benchmark.
Trang AnandTech công bố phát hiện gây bất ngờ này sau khi một trang công nghệ danh tiếng khác là ArsTechnica đã lên tiếng “tố” Samsung chơi xấu khi sử dụng “mánh khóe” để tăng điểm benchmark của Galaxy Note 3 lên thêm 20% đến 50% so với thực tế để có được một kết quả ưng ý.
Trước đó Samsung cũng đã bị “bắt qua tang” tăng tần số của vi xử lý đồ họa trong chiếc smartphone Galaxy S4 khi thực hiện các bài benchmark chấm điểm xử lý để đạt được điểm số hoàn hảo hơn so với các đối thủ khác trên thị trường.
Trên thực tế số lượng người thực sự hiểu và quan tâm đến điểm số benchmark trên các sản phẩm công nghệ là không nhiều bởi lẽ đây chỉ là một trong những yếu tố nhỏ để người dùng quan tâm khi lựa chọn một thiết bị di động, bên cạnh mức giá, thiết kế hay cấu hình mới là các yếu tố được người dùng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường di động thì việc các hãng sản xuất sử dụng mọi “mánh khóe” để có thể vượt trội qua đối thủ trên mọi lĩnh vực (bao gồm cả điểm số benchmark) là điều có thể hiểu được.
Theo Dân Trí
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Sự phát triển của AI trong các vụ lừa đả...
Làn sóng tấn công an ninh mạng mới: AI b...
Các sản phẩm của Kaspersky dẫn đầu về hi...
Khi tiện ích mở rộng tốt trở nên tệ hại:...
Hàng chục tiện ích mở rộng của Chrome bị...
Apple bồi thường 95 triệu USD vì Siri ng...
- Sự phát triển của AI trong các vụ lừa đảo phishing...
- Làn sóng tấn công an ninh mạng mới: AI biến các vụ...
- Các sản phẩm của Kaspersky dẫn đầu về hiệu suất tr...
- Cuối Tuần Vui Vẻ, Giá Rẻ Bất Ngờ
- Thông báo thời gian nghỉ lễ Tết Dương Lịch 2025
- Khi tiện ích mở rộng tốt trở nên tệ hại: Những điể...