Phát hiện lỗi bảo mật nguy hiểm giúp tin tặc theo dõi mạng Wi-Fi và hack thông tin
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong chuẩn Wi-Fi IEEE 802.11 có thể bị tin tặc lợi dụng để xâm nhập và lén theo dõi mạng của người dùng một cách dễ dàng.
Lỗ hổng này được gọi là 'SSID Confusion', được theo dõi với mã CVE-2023-52424. Tất cả các hệ điều hành và thiết bị Wi-Fi, bất kể mạng gia đình hay mạng lưới mesh, sử dụng bất kỳ giao thức WEP, WPA3, 802.11X/EAP hay AMPE đều đang bị ảnh hưởng bởi lỗi này.
Theo The Hacker News, nếu lợi dụng thành công lỗ hổng này kẻ tấn công có thể giả mạo tên mạng Wi-Fi đáng tin cậy (SSID), lừa thiết bị của người dùng kết nối với mạng Wi-Fi độc hại thay vì SSID thật. Sau đó, kẻ tấn công có thể thực hiện các hành vi phạm tội như lén lút theo dõi lưu lượng truy cập mạng, đánh cắp thông tin nhạy cảm như mật khẩu, tài khoản ngân hàng, email... của người dùng.
Các biện pháp bảo mật của SSID chỉ được kích hoạt khi thiết bị yêu cầu tham gia một mạng cụ thể và không phải lúc nào cũng được xác thực. Lợi dụng lỗ hổng này, kẻ tấn công có thể tạo ra một mạng Wi-Fi có tên SSID tương tự như mạng Wi-Fi mà người dùng tin tưởng và sử dụng thông tin xác thực giống nhau để đánh lừa thiết bị của người dùng khi kết nối với mạng Wi-Fi. Khi đó, thiết bị của người dùng sẽ tự động kết nối với mạng Wi-Fi độc hại do tin tặc tạo ra mà không hề hay biết.
Tuy nhiên, cuộc tấn công qua lỗ hổng 'SSID Confusion' chỉ đạt kết quả khi kẻ tấn công ở gần phạm vi của nạn nhân để thực hiện tấn công trung gian (Attacker-in-the-Middle) giữa nạn nhân và mạng đáng tin cậy.
Để tránh nguy cơ bị tấn công SSID Confusion, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên cập nhật thiết bị lên phiên bản Wi-Fi mới nhất (802.11), sử dụng mật khẩu mạnh cho mạng Wi-Fi và cẩn thận khi kết nối với các mạng Wi-Fi công cộng và chỉ truy cập vào các trang web có sử dụng kết nối HTTPS.
Theo TechRadar & The Hacker News
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
ChatGPT sẽ báo lỗi nếu bạn hỏi về cái tê...
Cuộc tấn công Microsoft 365 mới có thể p...
Người dùng chưa đủ 18 tuổi sẽ không được...
Bộ công cụ lừa đảo mới Xiū gǒu nhắm vào ...
Kỹ thuật hack này có thể cách ly may tín...
Tính năng Email được bảo vệ mới của Gmai...
- BLACK FRIDAY khuyến mãi cực sốc – Bảo vệ máy tính ...
- Các mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam gia tăng ...
- Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt Kaspersky For Iphon...
- Các cuộc tấn công ransomware tiếp tục nhắm vào nhi...
- Nhóm tin tặc Lazarus khai thác lỗ hổng zero-day tr...
- Chương trình Khuyến mãi “Vòng quay may mắn” 2024
- ChatGPT sẽ báo lỗi nếu bạn hỏi về cái tên này
- Cuộc tấn công Microsoft 365 mới có thể phá vỡ hàng...
- Chương trình Khuyến mãi “Vòng quay may mắn” 2024
- Người dùng chưa đủ 18 tuổi sẽ không được dùng filt...
- Thông báo thời gian kì nghỉ công ty năm 2024
- Top 8 phần mềm chatbot AI miễn phí phổ biến hiện n...