Phát hiện mã độc giả mạo lỗi màn hình xanh máy tính để tống tiền
Lỗi màn hình xanh là một lỗi phổ biến và được xếp vào loại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến máy tính. Chính vì vậy sẽ có rất nhiều người e ngại khi máy tính của mình gặp phải lỗi này. Lợi dụng nhược điểm đó, một chiến dịch quảng cáo kèm mã độc đã sử dụng lỗi “màn hình xanh chết chóc” để lừa đảo, giả mạo nhằm khiến người dùng giao nộp tiền chuộc cũng như là thông tin tài khoản cá nhân của mình cho tin tặc.
Một công ty bảo mật vừa phát hiện ra một chiến dịch quảng cáo kèm mã độc lừa đảo bằng cách sử dụng lỗi BSOD giả mạo. Bên cạnh đó, chiến dịch này còn sử dụng kèm kĩ nghệ xã hội (social engineering) và thiết đặt đường link chứa virus vào cụm từ quảng cáo phổ biến thông qua Google AdWord (quảng cáo theo từ khóa của Google).
Chẳng hạn như từ khóa YouTube được quảng cáo trên hàng đầu công cụ tìm kiếm trực tuyến. Đường link thực sự ở quảng cáo này sẽ trỏ đến một trang chứa hình ảnh thông báo lỗi màn hình xanh. Người dùng không nhiều kiến thức kĩ thuật sẽ dễ dàng tin vào điều đó.
Trong thông báo lỗi màn hình xanh hiện lên, người dùng được hướng dẫn gọi đến một số điện thoại miễn phí có thể hỗ trợ xử lý lỗi. Kẻ lừa đảo mạo danh là nhân viên hỗ trợ Windows sẽ mời chào sử dụng gói hỗ trợ có giá từ $199 lên tới $599 (khoảng 4 triệu cho đến 12 triệu). Không chỉ như vậy, máy tính của nạn nhân còn phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp danh tính và tài khoản ngân hàng. Ít nhất 2 tên miền đã được phát hiện là đăng kí chuyển hướng người dùng đến trang web độc hại thông qua địa chỉ tại IP tại Arizona.
Chiến dịch này đã được báo cáo tới Google và mẩu quảng cáo ngay lập tức bị gỡ bỏ. Tuy nhiên, nguy cơ hàng trăm ngàn chiến dịch quảng cáo khác tương tự vẫn xuất hiện hàng ngày trên các công cụ tìm kiếm thông tin trực tuyến.
Để phòng tránh nguy cơ bị tấn công bởi hình thức này, cách tốt nhất là người dùng không nên nhấp vào các đường link quảng cáo, đường link đáng ngờ hiển thị trên công cụ tìm kiếm cũng như là các các đường link lạ được gửi trên mạng xã hội. Cần cân nhắc và hỏi kĩ người gửi trước khi nhấp vào bất cứ đường link nào trên mạng.
Xuân Dung
Vui lòng trích dẫn nguồn Kaspersky Proguide khi sao chép bài viết
Có thể bạn quan tâm: gia kaspersky, kaspersky tieng viet, kaspersky viet nam, tai kaspersky, tai phan mem diet virus kaspersky, download kaspersky
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đán...
Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm tr...
Máy tính liên tục khởi động lại vì bản c...
Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt p...
Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ...
Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky For Android với Kasper...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky Safe Kids For Android ...
- Tại sao không tìm thấy các sản phẩm của Kaspersky ...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...