Sự thật về 7 thuật ngữ máy tính phổ biến
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao chuột máy tính lại được gọi là “con chuột”? Và những thuật ngữ như thư rác, cookie, blog, meme, tường lửa, tin tặc... đến từ đâu? Những từ ngữ này trước khi là một thuật ngữ chuyên môn dùng trong giới công nghệ, bản thân nó đều có nghĩa đen là một thứ hoàn toàn khác. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn sự thật thú vị là nguồn gốc từ 7 tên gọi mà bạn bắt gặp thường xuyên mỗi ngày khi dùng máy tính.
1. Chuột máy tính
Hình ảnh : Flickr, Fernando de Sousa
Định nghĩa: Đây là một thiết bị dẫn đường và thực hiện các thao tác khi sử dụng máy tính.
Nguồn gốc: Không ai thực sự biết được. Thậm chí ngay Douglas Engelbart là người đã phát minh ra vật này cũng không thể giải thích lý do tại sao con chuột máy tính thì được gọi là “Mouse”. Ông cho rằng cái tên đó nó xuất hiện và không ai thèm đổi cách gọi, cứ gọi là gọi thế thôi. Vào một buổi họp báo năm 1968, nơi ông lần đầu giới thiệu sản phẩm này với tờ Super Kids, ông nói vui rằng nhìn nó giống chuột vì có đuôi, và ai cũng gọi như vậy trong phòng nghiên cứu.
Tuy vậy, ông Roger Bates, nhà thiết kế phần cứng làm việc với chuột máy tính thời điểm đó thì viết trong cuốn What The Dormouse Said rằng, con trỏ trên màn hình máy tính từng được gọi là “CAT” (mèo - viết tắt từ chữ Capacitance Activated Table). Mà mèo đuổi chuột là chuyện rất tự nhiên.
2. Blog
Hình ảnh : Joselito Tagarao
Định nghĩa: Blog là một trang web cá nhân để viết bài và chia sẻ liên kết/đường dẫn.
Nguồn gốc: Thuật ngữ lấy từ chữ "weblog" do ông Jorn Barger đặt ra vào năm 1997 để gọi trang web nhỏ Robot Wisdom, từ định nghĩa gốc là “viết (log) nên thế giới internet”. Theo thời gian, việc nói tắt làm cho thuật ngữ ngắn hơn và đây cũng được xem là thú tiêu khiển trên mạng.
3. Cookie
Hình ảnh : Flickr, Alejandro C.
Định nghĩa: Mảnh vụn của thông tin lưu trữ khi bạn ghé thăm một trang web.
Nguồn gốc: Cookie bắt nguồn từ "cookie ma thuật" một thuật ngữ máy tính cũ ý nghĩa tương tự. Lou Montulli, nhà phát minh của các cookie web, giải thích tại sao lại chọn từ “cookie” như vậy.
"Tôi đã từng biết đến thuật ngữ “cookie ma thuật” từ một khóa dạy về hệ điều hành máy tính khi còn đi học. Tôi thích thuật ngữ “cookie" vì nghe rất...thẩm mỹ. Cookies là cái tên đầu tiên tôi nghĩ đến và nó cứ ám ảnh trong tâm trí tôi".
Không có định nghĩa rõ ràng về nguồn gốc “cookie ma thuật”, nhưng có ý kiến cho rằng nó bắt nguồn từ một trò game xưa, khi mà người chơi phải đoạt nhiều “bánh quy ma thuật” để thăng cấp.
4. Spam
Hình ảnh : Flickr, AJ Cann
Định nghĩa: Một số lượng không mong muốn các thư trong hộp “junk mail”.
Nguồn gốc: Spam bắt nguồn từ một vở hài kịch của nhóm Monty Python, nhóm nghệ sĩgây tiếng vang tương tự The Beatles. Đây là cách gọi một món ăn (thịt hộp) xuất hiện nhiều lần trong vở kịch, mỗi bữa ăn, mỗi đĩa. Các diễn viên hát và hét lên từ “spam” nhiều lần. Thuật ngữ Spam xuất hiện nhiều trong phòng tán gẫu trên mạng, nó thật khó chịu và phiền phức khi cứ lặp đi lặp lại thứ mà bạn không muốn.
5. Meme
Hình ảnh : Flickr, Kris Olin
Định nghĩa: Một ý tưởng hay hành động gì đó lan truyền mạnh trên Internet.
Nguồn gốc: Trong cuốn sách The Selfish Gene xuất bản năm 1976, nhà khoa học Richard Dawkins đã viết rằng ông muốn có một từ để mô tả hành động bắt chước văn hóa. Ông dựa trên từ "mimeme” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "sự bắt chước", nhưng rút ngắn nó thành "meme", vì vậy mà nó gần như vần với "gene". Nó cũng giống như một từ tiếng Pháp "même" có nghĩa là "tương tự".
Thuật ngữ này đã nhanh chóng bị bắt chước và ông Dawkins cũng không lấy làm lạ về điều này. "Khi ai nói về một cái gì đó sẽ lan truyền trên Internet, đó chính xác là một meme”, Dawkins trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Wired.
6. Hacker
Hình ảnh : Flickr, Adam Thomas
Định nghĩa: Một tên tội phạm máy tính chuyên truy cập dữ liệu trái phép.
Nguồn gốc: Hacking không phải lúc nào cũng mang nghĩa xấu. Trong thời đại công nghệ ngày nay, hacker còn là những người tài năng và am hiểu công nghệ điện tử chứ không chỉ gói gọn trong lĩnh vực máy tính. Dần dần, văn hóa hacker được sinh ra góp phần tạo nên những sự nghiên cứu chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ.
Trong cuốn sách Piracy Cultures (vi phạm bản quyền văn hóa), nguồn gốc của thuật ngữ này đã xuất hiện từ cụm từ "một trong những người được thuê để hack văn bản và thử nghiệm phần mềm". Hacking “mũ trắng” vẫn luôn tồn tại, và cộng đồng hacker gọi bằng cái tên khác là “cracker” để thay thế.
7. Firewall (tường lửa)
Hình ảnh : Flickr, Jasper Nance
Định nghĩa: Một chương trình bảo vệ máy tính chống lại tin tặc có hại, sâu máy tính và virus máy tính.
Nguồn gốc: Thuật ngữ này đã có hàng trăm năm tuổi và nó chính xác giống như tên gọi - một bức tường được thiết kế để bảo vệ các tòa nhà khỏi bén lửa từ một đám cháy. Các chức năng tương tự như trên phiên bản máy tính, tường lửa bảo vệ công nghệ khỏi sự lây lan của virus máy tính gây hại.
Xuân Dung
Theo Mashable
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
ChatGPT sẽ báo lỗi nếu bạn hỏi về cái tê...
Cuộc tấn công Microsoft 365 mới có thể p...
Người dùng chưa đủ 18 tuổi sẽ không được...
Bộ công cụ lừa đảo mới Xiū gǒu nhắm vào ...
Kỹ thuật hack này có thể cách ly may tín...
Tính năng Email được bảo vệ mới của Gmai...
- BLACK FRIDAY khuyến mãi cực sốc – Bảo vệ máy tính ...
- Chương trình Khuyến mãi “Vòng quay may mắn” 2024
- Các mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam gia tăng ...
- Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt Kaspersky For Iphon...
- Các cuộc tấn công ransomware tiếp tục nhắm vào nhi...
- Top 8 phần mềm chatbot AI miễn phí phổ biến hiện n...