Thêm lỗ hổng bảo mật Masque Attack mới tấn công iOS
Vào ngày hôm qua, thứ năm 13/11, chính phủ Mỹ phát cảnh báo về một lỗ hổng bảo mật mới nhắm vào iPhone, iPad của Apple đã được phát hiện đầu tuần này. Lỗ hổng bảo mật này là Masque Attack – lỗi bảo mật cho phép ứng dụng độc hại của bên thứ 3 giả mạo ứng dụng iOS hợp pháp.
Chính phủ Mỹ đã phát đi thông cáo báo chí kèm theo bản soạn thảo chỉ ra cách mà mã độc Masque Attack phát tán. Nó lây nhiễm vào thiết bị người dùng bằng cách gợi ý cài đặt ứng dụng lạ thông qua các đường dẫn (link) lừa đảo nhắm vào thiết bị chạy hệ điều hành của Apple. Trước đó, mã độc WireLurker được phát hiện cũng có cách tấn công tương tự là lây nhiễm vào các thiết bị qua việc tải các phần mềm của bên thứ ba từ một nguồn bên ngoài kho ứng dụng Mac App Store.
Cụ thể thì ứng dụng iOS độc hại giả mạo sau khi cài vào thiết bị sẽ:
- Giả mạo giao diện của ứng dụng iOS gốc để đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng.
- Truy cập dữ liệu cá nhân của nạn nhân từ bộ nhớ đệm.
- Thực hiện theo dõi ngay ở chế độ nền trên thiết bị của nạn nhân.
- Chiếm quyền roor thiết bị iOS
- Nhái giống hoàn toàn đến mức không thể phân biệt với ứng dụng gốc.
Bản thông cáo từ cơ quan chính phủ Mỹ cũng khuyến cáo người dùng iOS tự bảo vệ mình bằng cách:
- Chỉ cài đặt ứng dụng chính hãng, tránh các nguồn khác ngoài App Store
- Hạn chế nhấn nút “Install” (cài đặt) trên các quảng cáo pop-up của bên thứ ba khi duyệt web.
- Nhấp nút “Don’t trust” (Không đáng tin cậy) với bất kì những ứng dụng nào trên iOS hiện thông báo "Untrusted App Developer Alert" (Cảnh báo nhà phát triển đáng ngờ).
Hiện tại, Apple chưa có bình luận gì về vụ lỗi bảo mật Masque Attack ngay cả sau khi công ty bảo mật FireEye đã phát hiện ra Masque Attack và gửi cảnh báo này đến nhà Táo. Lỗi này vẫn chưa được vá trong bản cập nhật iOS 8.1.1. Tuy nhiên, đây chắc chắn là một lỗi nghiêm trọng vì chính phủ Mỹ ít khi phát đi những cảnh báo như thế này. Tính từ đầu năm đến nay chỉ mới có 13 khuyến cáo, trong đó bao gồm những trường hợp cực kì nghiêm trọng rúng động trong giới công nghệ như HeartBleed, BashBug....
Xuân Dung
(*) Vui lòng trích dẫn nguồn Kaspersky Care khi sao chép bài viết này
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình đi...
Cảnh báo mã độc phát tán từ những quảng ...
Trojan độc hại mới Crocodilus lợi dụng k...
Dân mạng cố lách để cài đặt Windows 11 k...
Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn côn...
Lỗi Windows máy in khó chịu nhất năm 202...
-
Thông báo giá bán mới của Kaspersky Small Office S...
-
Kaspersky tiết lộ hơn 500.000 vụ tấn công lừa đảo ...
-
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom...
-
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử đến ...
-
Lỗi Windows máy in khó chịu nhất năm 2025 đã được ...
-
Cảnh báo mã độc phát tán từ những quảng cáo DeepSe...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky bản q...
-
Thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
-
Thông báo giá bán mới của Kaspersky Small Office S...
-
Tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình điện tử đến ...
-
NTS trao tặng 500 quà tặng cho các em học sinh vượ...
-
Cảnh báo mã độc phát tán từ những quảng cáo DeepSe...
TAGS
LIÊN HỆ
