Tính năng mở khóa bằng khuôn mặt thật ra là một ý tưởng tồi tệ
Apple không phải là công ty nghĩ ra ý tưởng mở khóa bằng khuôn mặt, nhưng gã khổng lồ này đã giới thiệu công nghệ này trên chiếc iPhone X ra mắt cuối năm 2017. Rồi đến hội nghi MWC tháng 2/2018, rất nhiều đối thủ Android khác đã bắt chước ý tưởng này. Thật ra, chưa chắc đã tốt.
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu xem công nghệ Face ID của Apple hoạt động như thế nào. Trong đoạn tai thỏ của chiếc iPhone X, chúng ta có 1 camera selfie thông thường, 1 camera hồng ngoại, một máy chiếu điểm. Nhưng điểm “ăn tiền” ở đây, khiến chiếc iPhone X có giá khởi điểm cao ngất ngưỡng ngay ngày đầu xuất hiện- tới 999 đô chưa thuế- là phần mềm điều khiển tính năng Face ID.
Phần mềm này của Apple bao gồm khả năng tự học hỏi, lưu trữ các chi tiết trên khuôn mặt, cũng như khả năng xử lý hình ảnh, đảm bảo ghi lại được các chi tiết trên khuôn mặt thu được từ camera hồng ngoại và máy chiếu điểm, để có thể so khớp với những khuôn mặt sau này dùng để mở khóa.
Khi các đối thủ muốn bắt chước tính năng này của Apple, mà lại muốn bán với giá rẻ hơn, cuộc cạnh tranh giảm chi phí bắt đầu diễn ra. Bớt một chút chỗ này, hạ một chút chỗ kia. Người ta vẫn tạo ra được một chiếc điện thoại có khả năng mở khóa bằng khuôn mặt, nhưng hai trang bị quan trọng nhất- camera hồng ngoại và máy chiếu điểm, đã bị giảm phần nào chất lượng, thậm chí còn không được trang bị.
Đây chính là điểm nguy hiểm mà nhiều người dùng không nhận ra. Họ vẫn mua được một chiếc điện thoại có khả năng nhận diện khuôn mặt, nhưng tính bảo mật không còn tuyệt đối nữa. Và thường thì các nhà sản xuất sẽ không công bố chi tiết về cách thức hoạt động của công nghệ nhận diện khuôn mặt trên sản phẩm của mình.
Thông thường, những dòng điện thoại giá rẻ có tính năng nhận diện khuôn mặt sẽ dùng camera selfie kèm với một vài thuật toán đơn giản để quét khuôn mặt người dùng. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn bỏ qua sự hỗ trợ của camera hồng ngoại và máy chiếu điểm, chiếc điện thoại giá rẻ hoàn toàn có thể bị qua mặt bằng một ảnh chụp 2D thông thường (ảnh chụp trên mạng xã hội của người chủ máy chẳng hạn).
Trước đây đã có một vài trường hợp Face ID nhận nhầm và mở khóa máy vì không phân biệt được hai cá nhân sinh đôi, hoặc cho phép một khuôn mặt 3D giả. Dù vậy, không thể dùng hình ảnh 2D để qua mặt Face ID trên iPhone.
Kiểm tra kỹ tính năng nhận diện khuôn mặt
Hiện nay không có bất kỳ một tiêu chuẩn nào về phần cứng và phần mềm cho tính năng nhận diện khuôn mặt trên smartphone, dẫn đến việc các nhà sản xuất mạnh ai ấy làm. Và cuộc đua về giá bán dễ dẫn đến những lỗ hổng về bảo mật khiến điện thoại dễ bị đột nhập hơn xưa.
Nếu có một chiếc điện thoại có khả năng mở khóa bằng khuôn mặt, bạn cần kiểm tra kỹ xem máy có dễ bị qua mặt bằng một tấm hình thông thường, hoặc một mặt nạ hay không, đặc biệt là khi máy bạn có những dữ liệu quan trọng.
Trong trường hợp cần thiết, hãy sử dụng tính năng mở khóa bằng vân tay, hoặc thậm chí theo một cách cũ hơn là mở khóa bằng dãy số.
XD
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đán...
Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm tr...
Máy tính liên tục khởi động lại vì bản c...
Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt p...
Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ...
Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ổn định tr...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...