Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
Ngày 8 và 9/3/2017, hai trang web của Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bất ngờ bị hacker tấn công.
Khoảng 22g45 ngày 8/3/2017, nhiều khách hàng truy cập trang web www.tansonnhatairport.vn của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thì không thấy bất kỳ thông tin nào khác ngoài dòng cảnh báo “Bạn đã bị hack…”. 10g ngày 9/3, Website này đã được khôi phục và hoạt động lại như bình thường.
Cục hàng không chia sẻ đây không phải là một vụ tấn công bình thường bởi hacker đã không lấy hay xóa đi bất kỳ dữ liệu nào trong hệ thống của họ. Nội dung thông tin mà hacker này để lại trên màn hình của www.tansonnhatairport.vn cho thấy hacker này phát hiện hệ thống bảo mật của Website khá lỏng lẻo nên hắn đã tấn công trang web nhằm cảnh báo cho nhân viên an ninh mạng của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất biết để khắc phục. Theo Cục hàng không, trong quá trình website xảy ra sự cố, các hoạt động điều hành, vận chuyển của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn diễn ra bình thường mà không hề bị ảnh hưởng. Sau sự việc này, Cục hàng không đã yêu cầu Cảng hàng không Tân Sơn Nhất mau chóng khắc phục và nâng cao tính bảo mật của hệ thống website.
Sự việc không dừng ở đây, chiều ngày 9/3/2017, trang web của cảng Hàng không Rạch Giá, Kiên Giang cũng đã bị hacker tấn công. Khoảng 17g20 cùng ngày, khi người dùng truy cập vào http://rachgiaairport.vn thì bất ngờ thấy xuất hiện các hình ảnh và dòng chữ bằng tiếng Anh mà hacker này đã chèn vào màn hình trang chủ của website này thay vì các nội dung thông tin về chuyến bay như bình thường.
Thông báo trên rachgiaairport.vn chiều ngày 9/3/2017
Đến nay, trang web vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại mà chỉ báo lỗi "Service Temporarily Unavailable".
Mặc dù trong vụ hack các trang web của cảng hàng không này chưa xác định được thiệt hại nhưng nguy cơ hacker đang nắm trong tay thông tin của hàng loạt khách hàng cũng như những thông tin quan trọng của cảng hàng không là rất cao. Các khách hàng cũng nên đề phòng cảnh giác và lập tức thay đổi các thông tin đăng nhập quan trọng như mật khẩu đăng nhập để tránh bị thiệt hại về sau.
Đây là một hồi chuông cảnh báo về việc cần thiết phải chú trọng đến bảo mật của hệ thống. Các tổ chức cần phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp bảo mật hệ thống để tránh trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai. Theo thống kê của Kaspersky, Việt Nam là một trong số các quốc gia phải đối mặt nhiều nhất với mã độc, đứng số 1 về tỉ lệ lây nhiễm qua thiết bị lưu trữ ngoài (USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động) với tỉ lệ 70,83% máy tính bị lây nhiễm; 39,55% số người dùng phải đối mặt với mã độc bắt nguồn từ không gian mạng.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Meta cảnh báo về lỗ hổng bảo mật trong t...
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới Sa...
Chứng chỉ hết hạn có thể khiến tiện ích ...
331 ứng dụng độc hại trên Google Play đa...
Tội phạm mạng lợi dụng CSS để qua mặt bả...
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp p...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky năm 2...
-
Các tệp PDF CAPTCHA giả lan truyền Lumma Stealer q...
-
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ...
-
Mozilla cập nhật điều khoản Firefox một lần nữa sa...
-
Chiến dịch phần mềm độc hại mới sử dụng phần mềm b...
-
Kaspersky ghi nhận gần 900 triệu vụ tấn công lừa đ...
-
Meta cảnh báo về lỗ hổng bảo mật trong thư viện FR...
-
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom...
-
Chứng chỉ hết hạn có thể khiến tiện ích Firefox ng...
-
331 ứng dụng độc hại trên Google Play đang đánh cắ...
-
Tội phạm mạng lợi dụng CSS để qua mặt bảo mật – Cá...
-
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ...
TAGS
LIÊN HỆ
