4 cách nhận biết đường link chứa virus độc hại trên Facebook
Một trong những cách lan truyền và lây nhiễm virus được kẻ xấu sử dụng phổ biến nhất hiện nay là chia sẻ đường link web độc hại qua mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram…v.v… Làm thế nào để nhận biết một đường link chia sẻ trên Facebook có chứa virus hay không trước khi nhấp vào đó? Bạn hãy tham khảo 4 cách hướng dẫn trong bài viết bên dưới.
Lưu ý hàng đầu là người dùng cần cân nhắc và cẩn trọng trước khi nhấn vào bất kỳ đường link vào được chia sẻ trên Facebook hay qua inbox Messenger, chẳng hạn như clip vui, hài, tin giựt gân, khuyến mãi sốc, bạn bè kêu gọi like ủng hộ…vv…
Một trong những thủ thuật đầu tiên mà tội phạm mạng sử dụng là dùng JavaScript để tạo thông báo nhằm lừa người dùng click vào đường link. Chỉ đơn giản là đổi 1 vài chữ cái trên một đường link chính thống nào đó, và khi người dùng không để ý hoặc không hay biết, click vào đường link đó thì ngay lập tức một file ảnh sẽ tự động được tải về máy. Sau đó mã độc sẽ tự động đổi đuôi tập tin dưới dạng .exe, .bat, .au3, zip,... vào các thư mục giả dạng các thư mục đã có sẵn trên hệ thống như AppData, Mozilla. Và khi người dùng đăng nhập Facebook, các mã độc này sẽ tự động gửi các đường link độc hại vào list danh sách bạn bè của người dùng thông qua ứng dụng Messenger. Vì vậy, để an toàn và bảo mật, trước khi nhấn vào link, bạn kiểm tra như sau:
Cách 1: Rê chuột qua đường link
Hãy rê chuột (di con trỏ chuột) lên đường link trên Facebook. Không nhấn vào đường link đó. Các thông tin đầy đủ dẫn đến trang web của liên kết đó sẽ hiển thị ở góc dưới trính duyệt web. Nếu là link chứa virus, có thể bạn sẽ thấy thông tin hiển thị không khớp với tiêu đề link chia sẻ.
Cách 2: Dùng công cụ để quét kiểm tra
Sử dụng những dịch vụ trực tuyến như trang web hay các tiện ích mở rộng (add-on, extension) để kiểm tra sự an toàn của link chia sẻ. Chỉ cần copy và dán đường link vào trường thông tin cần nhập trên các dịch vụ kiểm tra này là bạn có thể nhận biết kết quả chỉ trong vài giây. Một số trang gợi ý là URL Void, Googe Safe Browsing Diagnostic....
Cách 3: Kiểm tra các liên kết rút gọn
URLVoid không thể kiểm tra được các liên kết được cung cấp bởi các dịch vụ rút gọn đường dẫn như bit.ly, Ow.ly và TinyURL (URLVoid chỉ có thể kiểm tra trang web chủ cung cấp dịch vụ chứ không quét được tới link thực sự). Các đường dẫn rút gọn vốn rất tiện lợi, song nó cũng là một cái bẫy cho việc ngụy trang đường dẫn độc hại. Để kiểm tra những đường dẫn “bí ẩn”này, hãy thử dùng Sucuri. Sucuri sẽ tự động mở rộng các link rút gọn này để tìm và quét đường dẫn gốc với dịch vụ đáng tin cậy của Google cùng một số công cụ bảo mật khác xem nó có an toàn hay không.
Cách 4: Sao chép link một cách an toàn
Nhưng làm thế nào để có thể sao chép đường link một cách an toàn mà không lỡ tay mở chúng ra trong khi các dịch vụ tham khảo kể trên như URLVoid hay Sucuri đều yêu cầu phải gõ một cách thủ công hoặc dán đường dẫn cần kiểm tra vào ô kiểm tra? Chỉ cần nhấn chuột phải lên đường dẫn và chọn Copy shortcut (nếu dùng trình duyệt Internet Explorer), Copy Link Location (với Firefox) hoặc Copy Link Address (với Chrome). Khi đó đường dẫn đã được sao chép và bạn chỉ việc dán chúng vào nơi cần thiết.
Lưu ý: Các công cụ kiểm tra nói trên chỉ là một phần nhỏ phổ biến trong số rất nhiều công cụ kiểm tra khác. Chỉ cần cẩn trọng và cân nhắc trước khi nhấn vào đường link bất kì nào được chia sẻ trên mạng xã hội, bạn có thể thêm một tấm chắn bảo vệ an toàn cho máy tính của mình trước các loại virus độc hại và rủi ro internet.
Và trong trường hợp nếu tài khoản Facebook chẳng may bị dính virus độc hại? Đừng quên chương trình giúp khắc phục lỗi cho tài khoản người dùng Facebook chính là Kaspersky Malware Scan for Facebook. Chương trình này đã bảo vệ được hơn 260.000 người dùng, chỉ trong vòng 3 tháng.
Xuân Dung
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Hình thức Clickjacking lừa nhấn vào liên...
Có thể dùng Microsoft Office miễn phí, n...
Nhận diện chiêu lừa đảo mạng giả danh hỗ...
Những chiêu lừa trực tuyến phổ biến vào ...
Có nên cài đặt chế độ nền tối Dark Mode ...
Làm thế nào phát hiện và phòng ngừa các ...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky năm 2...
-
Năm 2024, Kaspersky phát hiện mỗi ngày có hơn 200....
-
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ...
-
Các tệp PDF CAPTCHA giả lan truyền Lumma Stealer q...
-
Mozilla cập nhật điều khoản Firefox một lần nữa sa...
-
Chiến dịch phần mềm độc hại mới sử dụng phần mềm b...
-
Meta cảnh báo về lỗ hổng bảo mật trong thư viện FR...
-
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom...
-
Chứng chỉ hết hạn có thể khiến tiện ích Firefox ng...
-
331 ứng dụng độc hại trên Google Play đang đánh cắ...
-
Tội phạm mạng lợi dụng CSS để qua mặt bảo mật – Cá...
-
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ...
TAGS
LIÊN HỆ
