7 mẹo hay giúp tránh ứng dụng giả mạo trên cửa hàng ứng dụng
Ngày nay trên cửa hàng ứng dụng chính thức như Google Play và Apple’s App Store có hàng loạt ứng dụng giả mạo mà đến nay các nhà quản lý vẫn chưa xử lý hết. Trong khi đó người dùng lại có thói quen lưu trữ rất nhiều dữ liệu cá nhân quan trọng trên thiết bị di động như iPhones, iPads, Samsung, Asus, OPPO… Do đó, một khi người dùng cài đặt nhầm các ứng dụng lừa đảo, giả mạo thì có thể dẫn đến rò rỉ các thông tin quan trọng, và tổn thất không hề nhỏ cho người dùng.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 7 mẹo hay giúp bạn tránh được các ứng dụng giả mạo trên cửa hàng ứng dụng và nhanh chóng nhận diện các ứng dụng này để cảnh báo cho bạn bè người thân trước khi họ cài đặt vào thiết bị.
Mẹo số 1: Chỉ luôn cài đặt tại cửa hàng ứng dụng chính thức
Đây là mẹo cơ bản nhất mà các nhà bảo mật thường hay khuyên bạn. Nhưng không ít người dùng bỏ qua nó bởi trên mạng có hàng loạt các ứng dụng miễn phí trong khi ứng dụng trên cửa hàng chính thức lại yêu cầu người dùng bỏ một mức phí sử dụng.
Đi kèm với sự miễn phí đó rất có thể chính là nguy cơ đánh mất thông tin hoặc bị hack thiết bị hoặc nguy hiểm hơn là tấn công tài khoản ngân hàng của bạn.
Mặc dù các cửa hàng ứng dụng chính thức như Google Play và App Store không phải là hoàn toàn an toàn nhưng ít nhất các ứng dụng này đã được kiểm tra và vượt qua hàng kiểm duyệt nên độ tin cậy cũng cao hơn so với các ứng dụng đang trôi nổi trên thị trường hiện nay.
Mẹo số 2: Hãy dành thời gian đọc các bình luận đánh giá ứng dụng trước khi cài đặt
Bất kể bạn đang dự định cài đặt ứng dụng nào trên cửa hàng ứng dụng. Hãy dành một vài phút để đọc và xem xét các bình luận, đánh giá ứng dụng xem liệu ứng dụng này có thực sự là chính chủ hay không, hoặc những người dùng trước đó đã có những bình luận gì về ứng dụng này để tránh cài đặt phải các ứng dụng vô dụng hoặc gián điệp.
Trên thực tế, với khả năng tinh vi của các hacker ngày nay, bọn chúng hoàn toàn có thể ngụy tạo các bình luận đánh giá và điểm đánh giá trên cửa hàng ứng dụng, do đó bạn nên bỏ qua các bình luận dạng đơn giản như tốt, đáng dùng… mà hãy để ý các bình luận chi tiết hơn trước khi cài đặt.
Mẹo số 3: Kiểm tra các thông tin ứng dụng
Một nhà phát triển ứng dụng chuyên nghiệp sẽ không bao giờ viết ra lời giới thiệu về sản phẩm của mình một cách cẩu thả. Do đó việc kiểm tra từ vựng và ngữ pháp trong các nội dung thông tin sẽ là việc không bao giờ thừa.
Bên cạnh đó, nếu là một ứng dụng chính thức, hẳn phải có những yếu tố sau: Websites, email chính thức. Việc thiếu đi những yếu tố này sẽ đặt ra nhiều nghi vấn tại sao nhà phát triển lại không cung cấp thông tin rõ ràng.
Mẹo số 4: Tìm ứng dụng bằng tên nhà phát triển chính thức
Hiện nay có hàng loạt ứng dụng ăn theo các ứng dụng nổi tiếng và phổ biến hiện nay bằng cách hiển thị một logo ứng dụng nhìn tương tự và cái tên gần giống tên ứng dụng gốc. Do đó cách an toàn nhất chính là tìm bằng tên nhà phát triển chính thức, nếu đó là một ứng dụng nổi tiếng và phổ biến hiện nay.
Mẹo số 5: Ghé thăm trang web của nhà phát triển ứng dụng
Liệu bạn có muốn biết ứng dụng thú vị này là từ đâu và liệu có phải nó được phát triển bởi một nhà phát triển đáng tin cậy. Hãy tìm tên nhà phát triển ứng dụng để xem các thông tin trên internet cũng như trang web chính thức của nhà phát triển ứng dụng để theo dõi thông tin của họ trước khi cài đặt để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của bạn.
Mẹo số 6: Kiểm tra kỹ biểu tượng ứng dụng
Hãy kiểm tra thật kỹ các ứng dụng có hình biểu tượng giống nhau khi tìm trên cửa hàng ứng dụng như hình bên dưới. Các nhà giả mạo chỉ đơn thuần là tạo một ứng dụng có tên và hình gần giống để lừa người dùng tải về và cài đặt trên máy của họ. Do đó, khi gặp trường hợp này hãy thật cẩn thận kiểm tra các thông tin cần thiết như các mẹo đã đề cập bên trên.
Mẹo số 7: Kiểm tra số lượng thiết bị đã cài đặt
Một cách khác giúp bạn xác minh liệu đây có phải ứng dụng thật hay không đó chính là số lượng thiết bị đã cài đặt ứng dụng này. Chẳng hạn cùng là hai ứng dụng có tên và hình tương tự nhau: một là có số lượng cài đặt 1.000.000.000+ và còn lại là 1,000 thì bạn sẽ tin tưởng ứng dụng nào hơn?
Điều đáng tiếc là hiện nay bạn chỉ có thể xem thông tin này trên Google Play. Bởi Apple từ chối chia sẽ thông tin về số lượng thiết bị cài đặt.
Để xem thông tin này, hãy nhấp vào ứng dụng bạn muốn kiểm tra, kéo xuống cuối trang, bạn sẽ thấy phần này bên dưới thông tin thêm (Additional Information).
Hy vọng với 7 mẹo trên bạn sẽ có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các ứng dụng độc hại, giả mạo hiện nay.
Chúc bạn thành công!
Minh Hương
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách xóa người, đối tượng, vật thể không...
Lý do công cụ AI chưa thể viết văn bản t...
Khởi động lại smartphone thường xuyên có...
Cách nhận biết quảng cáo lừa đảo trên mạ...
Lý do càng hiện đại, phần mềm độc hại ng...
Lý do mạng xã hội ngập tràn quảng cáo lừ...
- Cách xóa người, đối tượng, vật thể không mong muốn...
- Lý do công cụ AI chưa thể viết văn bản trên hình ả...
- Lỗ hổng bảo mật khiến kẻ xấu hack hệ thống mà khôn...
- Chiến dịch quảng cáo độc hại chiếm đoạt tài khoản ...
- Ngoài AI, đây là những công nghệ mới trên smartpho...
- Nghiên cứu mới tiết lộ lỗ hổng Spectre vẫn tồn tại...