Bắt nạt trên mạng, làm thế nào bảo vệ con trẻ?

www.tuoitre.vn -   20/06/2022 12:00:00 1727

Cùng với sự phát triển của internet, các mối đe dọa trực tuyến như tình trạng bắt nạt trên mạng là một trong những tác động khó chịu của mạng xã hội. Là một người phụ huyng có con trẻ đang độ tuổi tò mò phát triển, làm thế nào để bạn có thể bảo vệ con mình trước các mối nguy cơ này?

Bắt nạt trên mạng, làm thế nào bảo vệ con trẻ

Trẻ em hay thậm chí là các thanh thiếu niên khi tiếp xúc với internet, bạn sẽ chẳng thể hoàn toàn biết được chuyện gì thật sự đang diễn ra sau hành vi đang cầm máy tính bảng hay smartphone của con mình, có thể bạn chỉ nghĩ các bé đang đơn thuần chơi game hay lướt web với bạn bè mà thôi.  Bạn có biết gì về việc bị bắt nạt trên mạng hay không? Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, hậu quả của tình trạng này là vô cùng khó lường và làm suy giảm sự phát triển bình thường của các bé. Nghiên cứu cũng cho biết việc bắt nạt và bị bắt nạt rất phổ biến trên mạng, cứ 4 trẻ thì sẽ có 1 trẻ bị bắt nạt, đe dọa trên mạng ít nhất một lần.

“Internet mang lại nhiều lợi ích to lớn, nhưng thật không may, nó cũng cho thấy khả năng một số người bộc lộ những đặc điểm phá hoại con người của họ, và bắt nạt trên mạng đã trở thành một vấn đề phổ biến ngày nay. Đối với nạn nhân của việc bị đe dọa trên mạng, tổn thương tâm lý có thể rất lớn và lâu dài. Có lẽ không có câu trả lời thuần túy về công nghệ, nhưng chúng ta phải nói về nó để nâng cao nhận thức về vấn đề này và giúp những người trẻ tuổi và các bậc phụ huynh tận dụng một cách an toàn những điều tốt đẹp mà Internet mang lại ” – ông Eugene Kaspersky chia sẻ.

Trẻ em và thanh thiếu niên hiện đại đang chìm sâu vào thế giới truyền thông ảo, thậm chí còn sâu hơn cả người lớn. Càc em rất coi trọng mọi thứ xảy ra với bản thân các em qua mạng. Ngược lại với người lớn, thanh niên có cơ chế bảo vệ tâm lý yếu hơn, hoặc có thể hoàn toàn không có. Bạn có thể nhớ lại xem, bao nhiêu lần trong đời những cuộc trò chuyện trực tuyến khiến bạn cảm thấy tức giận, bị lạm dụng hoặc khó chịu. Hãy tưởng tượng con bạn cảm thấy gì khi đối mặt với điều gì đó tương tự những gì bạn đã từng trải qua.

Người lớn có thể lựa chọn hành vi của riêng mình một cách dễ dàng hơn so với trẻ em và thanh thiếu niên. Dù thi thoảng người lớn có thể hành động như trẻ con, nhưng ít ra đủ nhận thức về việc kiểm soát hành vi. Với trẻ em thì dĩ nhiên sẽ không được như vậy.

Trẻ em thường tò mò và thử nghiệm để tìm hiểu thế giới của chúng ta là gì. Vấn đề là, đôi khi hành vi này có thể nguy hiểm và cha mẹ phải giúp con giải quyết vấn đề.

Một phần lớn của vấn đề là các bậc cha mẹ hiếm khi nhận thức được về đe doạ trực tuyến hay việc bắt nạt trên mạng. Mặc dù thực tế là 2/3 trẻ em và thanh thiếu niên coi bắt nạt trực tuyến là một vấn đề thực sự, nhưng chỉ một số ít trong số họ sẽ thông báo cho cha mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy về hành vi bị lạm dụng của họ.

Cách bảo vệ trẻ em khỏi việc bị bắt nạt trực tuyến

Bắt nạt trên mạng, làm thế nào bảo vệ con trẻ

Vậy người lớn phải làm gì để bảo vệ con em mình khỏi những sang chấn tâm lý do bị đe dọa trên mạng? Chúng tôi có một số lời khuyên:

Đầu tiên, hãy kiên nhẫn, nó sẽ mất thời gian. Giống như mọi vấn đề nghiêm trọng khác, không thể giải quyết các vấn đề về đe dọa trực tuyến trong vài phút.

Đừng đợi khi con bạn đến gặp bạn và kể về vấn đề mới bắt đầu tìm cách giải quyết hậu quả, phòng ngừa vẫn tốt hơn. Việc trò chuyện tâm sự cùng con mình là điều cần thiết, dĩ nhiên phải dựa trên cơ sở tôn trọng riêng tư của trẻ.

Tìm hiểu những gì con bạn làm trên mạng xã hội Để bắt đầu, hãy thử cố kết bạn với con trên mạng xã hội. Dù trong thực tế cho thấy, hầu như chỉ có 20% phụ huynh  có thể làm điều này.

Nói chuyện với con bạn về khả năng bị đe dọa và bắt nạt trên mạng. Hãy cho con mình hiểu rằng là cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe và bên cạnh con bất cứ lúc nào, giải thích cho trẻ hiểu thế nào là các mối đe dọa mạng và thế nào là bắt nạt hay bị bắt nạt trên mạng. Điều này giúp con bạn được bảo vệ, hoặc cũng giúp con nhận thức được việc có thể mình đã vô tình đang trở thành kẻ bắt nạt người khác trên mạng.

Không nên cấm cản con mình. Việc tước đi quyền sử dụng điện thoại, ngắt kết nối internet với thiết bị của trẻ đang sử dụng sẽ không giải quyết được vấn đề. Trong thực tế, càng cấm sẽ càng có cách để lách luật, và vô hình chung tạo khoảng cách cho trẻ, khiến chúng tìm mọi cách để giấu giếm nếu trẻ bị bắt nạt trên mạng hay có vấn đề gì đó xảy ra.

Nói chuyện với con bạn về quyền riêng tư và bảo mật trực tuyến cơ bản. Chỉ cho con mình cách thay đổi cài đặt quyền riêng tư trên mạng xã hội để ngăn người lạ nhìn thấy dữ liệu riêng tư của anh ấy.

Để bảo vệ con bạn hiệu quả nhất có thể, hãy sử dụng các ứng dụng quản lý của phụ huynh. Ví dụ, như phần mềm bảo mật Kaspersky Safe Kids. Ngoài việc bảo vệ con trẻ và thiết bị của chúng khỏi các mối đe dọa mạng, các cài đặt riêng tư trên phần mềm này cũng là một trong những công cụ hữu hiệu trợ giúp cho phụ huynh quản lý khủng khoảng hay các mối đe dọa liên quan đến việc sử dụng internet của trẻ em.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Kaspersky Safe Kids tại đây.

 Theo Kaspersky Blog 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

7 lưu ý nhỏ nhưng cải thiện cuộc sống hi...

20/09/2024 12:00:00 85
một số điều chỉnh công nghệ đơn giản đã cải thiện đáng kể cuộc sống hàng ngày của bạn.

Có nên dùng ChatGPT tóm tắt văn bản, tài...

23/05/2024 12:00:00 907
ChatGPT có thể mắc lỗi, thậm chí một số lỗi phổ biến, đặc biệt là khi đang tóm tắt thông tin mà bạn ...

Khi nào thì cần mua laptop mới? Dấu hiệu...

03/05/2024 12:00:00 670
Một số dấu hiệu cho thấy có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc đầu tư một chiếc laptop mới

Lý do trời càng nóng tiền điện càng tăng...

22/04/2024 12:00:00 412
Đến hẹn lại lên, đây là chủ đề gây nhiều thắc mắc và tranh luận nhất trên mạng thời gian này.

Hãy quét và xóa thư khi thấy 6 cụm từ ng...

12/04/2024 12:00:00 486
Google đã đưa ra cảnh bảo đến hàng tỷ người dùng Gmail về việc cần phải cảnh giác với các chiêu trò ...

Lưu ý cho người dùng điện thoại mùa nắng...

05/04/2024 12:00:00 414
Người dùng được khuyến cáo thực hiện một số việc dưới đây để giảm tình trạng quá nhiệt của điện thoạ...
Xem thêm

TAGS

LIÊN HỆ

Thông tin liên hệ