Cách phát hiện và tránh chiêu thức lừa đảo giả mạo mới trên Apple App Store
Mới đây có một hình thức email lừa đảo trực tuyến mới giả dạng như một biên lai đến từ Apple App Store. Và đây là những gì bạn nên biết về chiêu thức mới này và giữ an toàn cho bản thân.
Hình thức lừa đảo qua email và ứng dụng giả mạo vốn là một thủ thuật cũ nhưng lại được những kẻ lừa đảo thường xuyên sử dụng và tiếp tục trở thành một trong những phương thức lừa đảo thông dụng nhất.
Chúng sẽ giả mạo những email trông có vẻ như đến từ các cơ quan hợp pháp như ngân hàng, các nhà bán lẻ trực tuyến nổi tiếng, thậm chí là các cơ quan chính phủ. Nạn nhân vô tình nhấp vào các liên kết trong email sẽ có chung một kết cục là bị dẫn đến một trang giả mạo, và trao thông tin cá nhân quan trọng của mình cho kẻ tấn công.
Mới đây có một hình thức email lừa đảo trực tuyến mới giả dạng như một biên lai đến từ Apple App Store. Và đây là những gì bạn nên biết về chiêu thức mới này và giữ an toàn cho bản thân.
Kẻ tấn công nguỵ trang cho email trông có vẻ như có liên quan đến Apple đã gửi cho bạn một biên nhận xác thực cho một thuê bao đăng ký trên App Store mà bạn chưa bao giờ thực hiện trên đó.
Email mang nội dung cho hay rằng bạn đã dùng thử miễn phí 1 tháng và sẽ được tính phí khi kết thúc. Theo các nạn nhân thì một số đã nhận được biên nhận từ Youtube Reb, một số khác thì nhận được từ Sleep Cycle Premium.
Giá thuê bao được công bố mới là khủng khiếp, với Youtube Red được kê chi phí là 145 USD cho một tháng. Điều này dẫn người dùng không hề nao núng khi nhấp vào liên kết Huỷ đăng ký. Kết quả là người dùng bị dẫn đến trang lừa đảo yêu cầu các thông tin mật khẩu Apple ID, thẻ tín dụng hoặc các chi tiết tương tự.
Tất nhiên là điều này không hề có thật. Bởi Apple sẽ không yêu cầu bạn cung cấp các thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng hoặc số an sinh xã hội của bạn qua email. Thêm vào đó, Apple khuyên rằng, biên lai chính hãng của hãng sẽ bao gồm địa chỉ thanh toán của bạn và những kẻ lừa đảo sẽ không có thông tin này. Và những đăng ký này sẽ không tốn đến hàng trăm USD mỗi tháng.
Nếu bạn không chắc email đó có hợp pháp hay không, đừng bao giờ nhấp vào bất kỳ liên kết nào bên trong. Thay vào đó, hãy kiểm tra lịch sử mua hàng trên App Store của điện thoại của bạn để xem bạn có thực sự mua một dịch vụ nào đó hay không. Nếu gặp một chương trình lừa đảo thế này, hãy thay đổi ngay mật khẩu Apple ID của bạn trên iPhone hoặc trên trang web Apple ID.
Apple khuyến cáo bạn nên gửi các email lừa đảo này đến rep reportphishing@apple.com để họ biết về chúng. Nếu bạn đã từng nhận được bất kỳ thông tin nào, hãy gửi chúng qua đó Apple có thể hành động đúng đắn và ngăn cản những người khác trở thành nạn nhân của chúng.
Xuân Dung
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
7 lưu ý nhỏ nhưng cải thiện cuộc sống hi...
Có nên dùng ChatGPT tóm tắt văn bản, tài...
Khi nào thì cần mua laptop mới? Dấu hiệu...
Lý do trời càng nóng tiền điện càng tăng...
Hãy quét và xóa thư khi thấy 6 cụm từ ng...
Lưu ý cho người dùng điện thoại mùa nắng...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky For Android với Kasper...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky Safe Kids For Android ...
- Tại sao không tìm thấy các sản phẩm của Kaspersky ...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...