Làm gì khi nghi ngờ tài khoản mạng bị hack
Khi nghi ngờ tài khoản bị hack, người dùng nên làm gì để có thể lấy lại tài khoản và tăng cường bảo mật cho tài khoản khi lấy lại được? Bài viết sẽ cung cấp những bước chi tiết để thực hiện.
Bạn có từng bao giờ trải qua cảm giác hoang mang khi bỗng dưng tài khoản Facebook không thể đăng nhập chưa? Nếu đã từng, hẳn bạn sẽ nhớ như in cái cảm giác lo sợ thông tin bị đánh cắp, những dữ liệu hình ảnh, video quan trọng có thể sẽ mất vĩnh viễn…
Trong thời đại tấn công mạng ngày càng phát triển thì không chỉ doanh nghiệp mà các người dùng cá nhân đều có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công và mất dữ liệu. May mắn là nếu biết cách, người dùng vẫn có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh khi đối mặt với những nguy cơ đó.
Đối với trường hợp bị khóa tài khoản mạng, các nhà cung cấp dịch vụ mạng cũng đã chuẩn bị sẵn những phương án tối ưu để hỗ trợ người dùng lấy lại tài khoản. Bên cạnh đó, các công ty này còn trang bị những giải pháp giúp người dùng hạn chế tối thiểu thiệt hại mà bọn tội phạm có thể gây ra cho người dùng.
Cách tìm xem mình có bị tấn công hay không
Dấu hiệu rõ ràng nhất chính là không đăng nhập được vào tài khoản. Lẽ dĩ nhiên thì ngoài trường hợp này thì rất có thể là người dùng đã nhầm mật khẩu tài khoản hoặc ID đăng nhập cũng thường xuyên xảy ra.
Nếu không thể truy cập được vào tài khoản Facebook hay Twitter trên máy tính, người dùng có thể thử đăng nhập tài khoản này trên một thiết bị khác để kiểm tra xem liệu mình có thật sự đã mất quyền truy cập tài khoản online này hay không.
Ngoài ra, hãy nhớ kiểm tra lại xem mật khẩu tài khoản đã nhập có chính xác hay chưa, trước khi nghĩ đến trường hợp xấu nhất là đã bị hack tài khoản.
Một dấu hiệu khác đó chính là những thông báo bằng email. Một số dịch vụ mạng như Facebook, Twitter sẽ gửi email báo cho người dùng về những hoạt động khả nghi như có ai đó đăng nhập tài khoản từ một máy tính hoặc thiết bị lạ nào đó, hay khi có ai đó đang cố gắng thay đổi tên người dùng cũng như mật khẩu tài khoản của người dùng.
Do đó, hãy nên thường xuyên kiểm tra những email thông báo dạng này trong tài khoản. Đồng thời cũng nên để ý xem các thông tin phản hồi từ bạn bè của mình: Nếu email của bạn bắt đầu gửi những thư rác (spam) lạ đến họ, họ hoàn toàn có thể cảnh báo rằng tài khoản này đã bị hacker lạm dụng.
Sau khi kiểm tra các bước và xác minh rõ rằng tài khoản đã bị tấn công, người dùng nên lưu ý thực hiện các bước sau để lấy lại tài khoản của mình và ngăn chặn các nguy cơ tấn công trong tương lai.
Bước 1: Ngay lập tức thông báo với các đơn vị cung cấp dịch vụ
Tin tốt là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ mạng lớn như Google, Apple, Microsoft, Facebook và nhiều ông lớn công nghệ khác đều có những phương pháp ngăn chặn kẻ xấu đánh cắp thông tin xác thực tài khoản của người dùng. Bằng cách nào đó, họ cũng sẽ cố gắng hết sức để khôi phục lại việc đăng nhập tài khoản cho khách hàng.
Trong một số trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu cảm thấy nghi ngờ một hoạt động lạ nào đó liên quan đến việc tấn công tài khoản người dùng, họ sẽ tự động khóa tài khoản lại giúp khách hàng.
Vì vậy, một khi đã có những dấu hiệu nghi ngờ mình bị tấn công, việc người dùng cần làm đầu tiên là gửi thông báo về sự việc này đến nhà cung cấp dịch vụ đó. Cú pháp đơn giản nhất cho các email này là “Report ….. hack” (với …. Là tên dịch vụ cần báo) và gửi đến email hỗ trợ của họ. Thế là đơn vị nhận thư sẽ nhanh chóng chuyển đến đúng địa chỉ hỗ trợ. Hoặc tìm kiếm bằng cụm cú pháp trên để có hướng dẫn cụ thể hơn.
Trước khi bắt đầu nhập thông tin gì, người dùng nên kiểm tra lại xem trang web đang truy cập có phải trang web chính thức của nhà cung cấp dịch vụ hay không bằng cách kiểm tra địa chỉ đường dẫn URL. Sau khi gửi báo cáo, hãy thực hiện theo các chỉ dẫn mà ứng dụng hoặc dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra. Các bước này sẽ tùy thuộc vào từng tài khoản dịch vụ mạng.
Mỗi dịch vụ sẽ có những phương pháp khôi phục tài khoản khác nhau, do đó có thể người dùng sẽ phải xác nhận số điện thoại, địa chỉ email dự phòng hoặc những câu hỏi bảo mật… hãy chuẩn bị sẵn khi cần.
Nếu may mắn, người dùng có thể nhanh chóng lấy lại tài khoản của mình. Vì các ứng dụng dịch vụ mạng hiện nay đều đã thu thập nhiều thông tin cá nhân khác như ngày sinh, số điện thoại, địa điểm nên dịch vụ có thể nhanh chóng xác thực người dùng.
Tuy nhiên đây không phải là bước cuối cùng. Người dùng sẽ còn phải thực hiện một số bước để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.
Bước 2: Thay đổi mật khẩu
Một khi đã đăng nhập được trở lại tài khoản của mình, người dùng nên nhanh chóng thay đổi mật khẩu để tránh hacker theo đường cũ mà đánh cắp tài khoản của người dùng.
Mật khẩu mới buộc phải hoàn toàn khác với những mật khẩu đã đặt cho tài khoản trước đây. Kể cả không sử dụng những dãy số đã từng dùng trong mật khẩu cũ để tạo lại mật khẩu mới.
Nếu có thói quen sử dụng mật khẩu cũ đó cho cùng lúc nhiều tài khoản khác nhau, người dùng hãy nhanh chóng thay đổi mật khẩu này trên tất cả những tài khoản dịch vụ khác.
Google và Facebook nay đã có cơ chế kiểm tra lịch sử những thiết bị đã truy cập vào tài khoản. Hãy tìm kiếm trong phần cài đặt bảo mật để tìm trang thông tin này. Sau đó đăng xuất khỏi những phần thiết bị không còn sử dụng nữa, hoặc đang sử dụng mật khẩu cũ. Từ đây người dùng có thể đăng nhập các tài khoản bằng mật khẩu mới và an toàn hơn.
Bước 3: Kiểm tra các cơ chế bảo mật
Nếu như đã khôi phục được tài khoản sau khi bị tấn công, hãy tăng cường bảo mật để phòng tránh các vụ tấn công có thể diễn ra sau này.
Một trong những cách hữu ích nhất trong trường hợp này là bật chế độ xác thực hai bước cho tài khoản, từ đó, ngoài cách đăng nhập bằng ID và mật khẩu thông thường, người dùng sẽ có thêm bước xác thực bằng cách gửi mã về điện thoại hoặc email.
Tăng cường bảo mật bằng cách tận dụng các thiết lập bảo mật đặc biệt của các dịch vụ. Điển hình như Facebook có cơ chế lập một danh sách những người bạn tin cậy để xác thực danh tính. Ngoài ra việc tìm hiểu các cách thức tấn công tài khoản mới cũng là cách tuyệt vời giúp người dùng phòng ngừa các chiêu thức tấn công mới của hacker.
Thêm vào đó nên sử dụng các giải pháp bảo mật như phần mềm diệt virus đáng tin cậy để bảo vệ máy tính của người dùng để kịp thời phát hiện các nguy cơ tấn công.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Có nên dùng ChatGPT tóm tắt văn bản, tài...
Khi nào thì cần mua laptop mới? Dấu hiệu...
Lý do trời càng nóng tiền điện càng tăng...
Hãy quét và xóa thư khi thấy 6 cụm từ ng...
Lưu ý cho người dùng điện thoại mùa nắng...
Bảo mật an ninh ngôi nhà của bạn – Cách ...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...
- Khi chuỗi cung ứng bị tấn công: Tác động và bài họ...
- Tuần lễ An ninh mạng Châu Á - Thái Bình Dương 2024...
- Kaspersky nêu bật những thách thức của AI trong th...
- Bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng: Những mối đe dọa...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI tóm tắt t...
- Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho 4 lỗi bảo ...
- Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh cắp dữ liệ...
- Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn là bảo ch...
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...