Liệu widget trên iOS 14 có thể âm thầm ghi lại các thao tác gõ phím của người dùng không?
Gần đây có khá nhiều lỗi phát sinh liên quan đến iOS 14, thường xảy ra đến mức nhiều người trong cộng đồng mạng còn kháo nhau không nên update lên phiên bản mới. MỚi đây, nhiều tin lan truyền trên Facebook rằng các widget trên iOS 14 có thể âm thầm ghi lại các thao tác gõ phím của người dùng.
Nếu bạn quan ngại trước các vấn đề bảo mật liên quan đến thiết bị di động, dù là iPhone hay điện thoại Android, đó là điều đúng đắn. Nếu bạn bối rối trước thông tin widget là một mối nguy lớn về bảo mật, thì bạn không hề cô độc. Nếu bạn nhìn vào chiếc iPhone của mình rồi tự hỏi liệu một widget lịch có thể làm gì với thông tin mà bạn phải chạm vào nó để xem, bạn cũng chẳng hề cô độc.
Người ta nói rằng, một widget nguy hiểm khi được cài đặt sẽ không chỉ chú ý đến những lần bạn chạm vào, mà nó - theo một cách phi lý nào đó - còn có thể kích hoạt một keylogger nữa. Có nghĩa là bất kỳ thứ gì bạn gõ trên iPhone sẽ bị ghi lại và gửi về cho một gã lập trình viên mờ ám nào đó. Mọi mật mã, thông tin tài khoản, mọi tin nhắn - ai mà biết được, có lẽ cả emoji nữa - nay đã lọt vào tay tin tặc.
Tại sao người ta nghĩ widget có thể đánh cắp dữ liệu và ghi lại thao tác phím?
Đầu tiên là khi vừa nâng cấp lên iOS 14, một số người dùng nhận được thông báo rằng các mật mã của họ đã bị lộ.
Tất nhiên, không phải iOS 14 tiết lộ mật mã của bạn, nó chỉ đang làm rất tốt việc thông báo cho bạn về một vấn đề nguy hiểm. Nếu bạn thực sự may mắn, vấn đề này chỉ mới xuất hiện thôi. Nhưng hiện thực thì, bạn nhiều khả năng đã và đang sử dụng các mật mã của mình trên các website từ lâu đã bị tấn công và làm lộ lọt nhiều thông tin nhạy cảm.
Tiếp theo, hầu hết những người khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng widget là những thứ nguy hiểm một mực tin mình đúng bởi điện thoại của họ chậm đi đáng ngờ khi cài đặt widget.
Họ không chỉ cài đặt widget. Họ vừa cài đặt iOS 14, sau đó cài một widget bên thứ ba, hoặc thêm một trong những widget của Apple lên homescreen.
Mấu chốt ở đây là iOS 14. Bất kỳ bản cập nhật hệ điều hành nào cũng là một sự khác biệt lớn, và ban đầu, nó thường sẽ khiến thiết bị (điện thoại)của bạn chậm đi vì phải tái sắp xếp lại các chỉ mục phục vụ chức năng tìm kiếm. Các chỉ mục là thứ mà khi bạn muốn khởi chạy một ứng dụng, iOS sẽ dùng chúng để biết ứng dụng nằm ở đâu và mở nó ra ngay lập tức.
Song, câu trả lời cho câu hỏi ở trên tựa bài viết thì là: KHÔNG có khả năng xảy ra. Tại sao widget trên iOS 14 không thể đánh cắp dữ liệu hay ghi lại thao tác phím?
Chúng ta không thể phủ nhận tính tiện dụng của widget, khi mà từ lâu chúng đã là một miếng ghép thú vị và hữu dụng cho iOS. Nhưng bạn có nhận ra rằng điểm khác biệt duy nhất giữa một widget và các biểu tượng ứng dụng đã xuất hiện từ năm 2007 trên iOS là...kích thước, và cách mà chúng tận dụng kích thước đó?
Ngoài ứng dụng Clock của riêng Apple, vốn luôn hiển thị thời gian hiện tại, các ứng dụng đều có một biểu tượng mà bạn chạm vào đó để mở ứng dụng lên. Widget là những biểu tượng siêu lớn mà bạn chạm vào đó để mở một ứng dụng tương ứng.
Không có widget nào làm bất kỳ điều gì khác ngoài việc thể hiện những biểu tượng siêu lớn và mở ra một ứng dụng khi bạn chạm vào chúng. Một widget có thể hiển thị rất nhiều thông tin khác nhau, nhưng nó chỉ hiển thị được thôi, và nó chỉ nằm đó, chờ bạn chạm vào để mở ứng dụng. Mọi widget đều là những biểu tượng ứng dụng, chẳng còn gì khác cả.
Những người nghĩ widget nguy hiểm vì thấy điện thoại hoạt động chậm chạp sợ hãi đến mức xoá hoàn toàn mọi dữ liệu trên iPhone và bắt đầu lại từ con số không.
Làm vậy, iPhone của bạn sẽ nhanh hơn hẳn. Dù sao thì iPhone của bạn cũng sẽ nhanh hơn nếu bạn kiên nhẫn một chút, còn xoá sạch iPhone khiến nó nhanh hơn là bởi chẳng còn ứng dụng nào để hệ thống phải lập chỉ mục cả, vì làm gì có gì để tìm kiếm?
Hi vọng bài viết hữu ích và giải đáp được thắc mắc của bạn. Chúc bạn dùng iPhone vui vẻ và hãy nhớ luôn cập nhật phần mềm và các phiên bản mới nhất của phần mềm khi có thể nhé.
Tham khảo: AppleInsider
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Hình thức Clickjacking lừa nhấn vào liên...
Có thể dùng Microsoft Office miễn phí, n...
Nhận diện chiêu lừa đảo mạng giả danh hỗ...
Những chiêu lừa trực tuyến phổ biến vào ...
Có nên cài đặt chế độ nền tối Dark Mode ...
Làm thế nào phát hiện và phòng ngừa các ...
-
Thông báo giá bán mới của Sản phẩm Kaspersky năm 2...
-
Kaspersky báo cáo số vụ tấn công đánh cắp dữ liệu ...
-
Mozilla cập nhật điều khoản Firefox một lần nữa sa...
-
Kaspersky ghi nhận gần 900 triệu vụ tấn công lừa đ...
-
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ...
-
Kaspersky báo cáo mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò r...
-
Meta cảnh báo về lỗ hổng bảo mật trong thư viện FR...
-
Kaspersky phát hiện cuộc tấn công mới SalmonSlalom...
-
Chứng chỉ hết hạn có thể khiến tiện ích Firefox ng...
-
331 ứng dụng độc hại trên Google Play đang đánh cắ...
-
Tội phạm mạng lợi dụng CSS để qua mặt bảo mật – Cá...
-
Cơ quan Chính phủ và ngành công nghiệp phát triển ...
TAGS
LIÊN HỆ
