-
3 lợi ích dịch vụ bảo mật được quản lý mang lại ch...
-
Dịch vụ bảo mật được quản lý: Giải pháp cho sự thi...
-
Kaspersky Managed Security Services đạt vị trí hàn...
-
Microsoft kêu gọi khách hàng bảo mật máy chủ Excha...
-
Hơn 134 triệu lượt tấn công các thiết bị IoT Realt...
-
ChatGPT có thể giúp hacker lập trình ra mã độc khô...
Lý do sóng Wi-Fi laptop mạnh hơn điện thoại
Dù sử dụng chung nguồn phát, nhưng có thể tốc độ Wi-Fi trên smartphone vẫn không thể tốt như trên laptop. Vậy chúng ta sẽ đi tìm nguyên nhân lý giải cho vấn đề này.
Những lý do sóng Wi-Fi laptop mạnh hơn điện thoại
1. Vấn đề sử dụng năng lượng
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dùng smartphone chính là thời lượng pin. Do kích thước nhỏ nên một chiếc smartphone không thể đi kèm nguồn pin dung lượng lớn. Kích hoạt Wi-Fi đồng nghĩa với việc chiếc điện thoại của bạn sẽ ngốn pin nhanh hơn chủ yếu ở những nơi sóng Wi-Fi yếu, chất lượng sóng chập chờn, thiết bị sẽ liên tục thực hiện các tác vụ Searching (tìm kiếm mạng) và thử kết nối.
Các nhà sản xuất thường phải cân nhắc rất kỹ để cân bằng giữa khả năng bắt sóng và thời lượng sử dụng Wi-Fi của máy. Cung cấp cho ăng ten nhiều năng lượng thì khả năng bắt sóng được xa hơn, mạnh hơn và ngược lại.
Trong khi đó, nếu sử dụng Wi-Fi bằng máy tính để bàn, bạn gần như không còn lo lắng về vấn đề tiêu tốn năng lượng nữa. Đơn giản vì nó hoạt động bằng nguồn điện trực tiếp. Còn laptop có nguồn pin dung lượng rất cao, hơn hẳn smartphone vì vậy điện năng cung cấp cho ăng ten Wi-Fi vì thế cũng nhiều hơn.
2. Kích thước ăng ten
Nhà sản xuất buộc phải sử dụng loại ăng ten có kích thước rất nhỏ (như một que tăm), chiều dài chỉ khoảng 5 cm, thường đặt bên trên/ dưới chạy dọc theo chiều ngang máy. Bên cạnh đó, chiếc ăng ten này còn được bao bọc trong một không gian chật chội của rất nhiều loại linh kiện điện tử khác nữa. Ngược lại, ăng-ten Wi-Fi trong máy tính xách tay dài hơn đáng kể và ở máy tính để bàn có thể còn lớn hơn nhiều.
3. Số lượng ăng ten
Ngày nay để tập trung ưu tiên giảm độ dày của máy, đồng thời tăng dung lượng pin và nhồi nhét thật nhiều công nghệ khác, các nhà sản xuất smartphone thường chỉ sử dụng 1 ăng ten Wi-Fi.
Tuy nhiên, thiết bị phát Wi-Fi sẽ chia gói dữ liệu ra thành nhiều phần, mỗi phần được gọi là một luồng dữ liệu và phát từng luồng dữ liệu qua các ăng-ten riêng rẽ, cơ chế nhận dữ liệu cũng gần tương tự. Do đó, việc có nhiều hơn 1 ăng ten trong laptop hay desktop giúp tăng đáng kể khả năng gửi và nhận những tín hiệu riêng biệt. Từ đó, hiệu suất truy cập mạng hay tải dữ liệu của kết nối Wi-Fi cũng được tăng cường. Với nhược điểm hạn chế về số lượng ăng ten, smartphone không được đánh giá cao về khoảng cách bắt sóng và tốc độ truyền tải so với máy tính.
4. Tần số
Hiện nay, sóng Wi-Fi có thể hoạt động ở 2 băng tần là 2,4 GHz và 5 GHz. So với băng tần 2,4 GHz, băng tần 5 GHz có ưu điểm là tránh được can nhiễu của các thiết bị gia dụng khác. Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết các smartphone hiện nay không hỗ trợ băng tần 5 GHz, chúng ta chỉ có thể sử dụng băng tần này trên laptop, máy tính để bàn và một số ít điện thoại thông minh.
5. Chuẩn Wi-Fi
Wi-Fi viết tắt từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến , giống như điện thoại di động , truyền hình và radio . Tên gọi 802.11 bắt nguồn từ viện IEEE ( Institute of Electrical and Electronics Engineers). Viện này tạo ra nhiều chuẩn cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau, và nó sử dụng một hệ thống ký tự nhằm phân loại chúng. 4 chuẩn thông dụng của Wi-Fi hiện nay là 802.11a/b/g/n và một chuẩn mới xuất hiện là 802.11ac.
802.11ac cho phép tốc độ truyền tải trung bình cao gấp 3 lần 802.11n, qua đó giúp chuẩn 802.11ac trở thành chuẩn Wi-Fi đầu tiên vượt qua ngưỡng 1 Gbps. Nên nhớ rằng, cho đến năm 2009, tốc độ tối đa của Wi-Fi chuẩn n cũng chỉ khoảng trên 100 Mbps mà thôi. Bên cạnh đó, các chuẩn Wi-Fi mới cũng được cải thiện phạm vi phủ sóng. Chẳng hạn, chuẩn chuẩn g có phạm vi phủ sóng khoảng 40 m nhưng ở chuẩn n có thể lên tới 70m.
Ưu điểm của chuẩn ac chính là tốc độ vượt trội. Tuy nhiên, chỉ một số ít smartphone cao cấp hiện nay như Galaxy S4, HTC One, Sony Xperia Z Ultra được trang bị Wi-Fi 802.11ac.
Theo GenK
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Đảm bảo cho dữ liệu đám mây luôn an toàn...
10 mẹo giữ cho dữ liệu đám mây của bạn đ...
Mẹo lưu hình ảnh trên trang web cấm nhấp...
Trình duyệt nào tốn ít RAM và CPU nhất t...
Quảng cáo pop up hiện lên thường xuyên t...
Thiết lập để Google Data tự động xoá dữ ...
-
10 mẹo giữ cho dữ liệu đám mây của bạn được an toà...
-
Đảm bảo cho dữ liệu đám mây luôn an toàn và bảo mậ...
-
Hướng dẫn cách xoá lịch sử tìm kiếm trên Facebook
-
Microsoft phát hành bản vá lỗi tháng 1-2023 cảnh b...
-
Thông báo thời gian nghỉ lễ Tết Nguyên đán Quý Mão...
-
Cửa hàng ứng dụng Samsung Galaxy Store bị lỗ hổng ...
-
3 lợi ích dịch vụ bảo mật được quản lý mang lại ch...
-
Dịch vụ bảo mật được quản lý: Giải pháp cho sự thi...
-
Kaspersky Managed Security Services đạt vị trí hàn...
-
Microsoft kêu gọi khách hàng bảo mật máy chủ Excha...
-
Hơn 134 triệu lượt tấn công các thiết bị IoT Realt...
-
ChatGPT có thể giúp hacker lập trình ra mã độc khô...
TAGS
LIÊN HỆ
