Mô hình website thuần Việt mới
Một sản phẩm thuần Việt được phát triển bởi những người trẻ thế hệ 9x. Người dùng facebook có thể tổng hợp nhạc đã từng nghe, xem danh sách nhạc bạn bè chia sẻ và vô vàn tính năng thú vị khác.
Xem danh sách bài hát bạn bè đã từng chia sẻ. Ảnh: Internet
Đây là mô hình mới tại Việt Nam, trên thế giới đã có một số startup sử dụng và mang lại thành công. Thực tế startup Cùng Nghe (cungnghe.com) được phát triển dựa trên chức năng tìm kiếm Graph Search mà Facebook mới giới thiệu vào tháng 1 năm nay. Trang web đã tổng hợp rất tốt link của tất cả bài hát mà người dùng và bạn bè trong danh sách từng chia sẻ.
Để sử dụng website người dùng cần đăng nhập thông qua facebook và đồng ý sử dụng app Cùng Nghe. Sau khi đăng nhập, toàn bộ danh sách bạn bè sẽ hiển thị trên trang chủ cùng cột "real-time" bên phải hiển thị cập nhật các bài hát gần nhất được bạn bè trong danh sách chia sẻ. Cảm nhận đầu tiên, cột "real-time" khá giống trên Facebook, có chức năng cập nhật liên tục nội dung chia sẻ và khung chat phía dưới.
Danh sách tất cả các bài hát người dùng đã từng chia sẻ. Tích hợp thêm chức năng hiển thị bạn bè đã từng nghe ca khúc đó. Ảnh: Internet
Khung chơi nhạc hỗ trợ tạo playlist, nhiều chế độ phát nhạc khác nhau. Ảnh: Internet
Hiện tại website hỗ trợ xem những bài hát người dùng đã từng chia sẻ, ngoài ra người dùng cũng có thể chọn danh sách nhạc từ bạn bè mà mình quan tâm bằng cách click trực tiếp vào avatar của người đó trên trang chủ.
Bên cạnh danh sách bài hát chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, website cũng rất khôn khéo khi tích hợp phần cảm nghĩ người dùng vào dưới bài hát. Người dùng có thể bình luận trực tiếp trên website và nội dung sẽ hiển thị trên Facebook.
Caption khi chia sẻ trên facebook được đưa vào phần cảm nhận trên website. Ảnh: Internet
Chức năng real-time giống với Facebook. Ảnh: Internet
Cách thức hoạt động giúp người dùng tương tác tốt với mạng xã hội, nhưng điểm yếu hiện nay của Cùng Nghe nằm ở nguồn nhạc. Hiện tại toàn bộ nhạc được chạy trên website đều có nguồn từ Youtube, không sử dụng trực tiếp đường link người dùng chia sẻ. Điều này khiến website gặp không ít hạn chế. Nếu như bài hát đó không có trên Youtube, hoặc người dùng chia sẻ bài hát cover, khi Cùng Nghe chạy sẽ không đúng với bài hát mong muốn.
Điểm yếu của việc chỉ lấy nguồn nhạc từ Youtube, bài hát bạn bè chia sẻ và bài được chạy hoàn toàn lệch nhau. Ảnh: Internet
Một điểm trừ nữa của Cùng Nghe nằm ở cách ứng dụng facebook hoạt động. Ứng dụng Cùng Nghe trên facebook sẽ chia sẻ liên tục những đường link bài hát khi người dùng nghe trên website. Cách thức hoạt động này khá giống với Soundcloud, tuy nhiên nó mang lại không ít phiền toái, đôi khi bạn bè trong danh sách có cảm giác bị spam bảng tin.
Sau khi nghe nhạc trên website, ứng dụng tự động đăng link bài hát. Ảnh: Internet
Theo GenK
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Có nên dùng ChatGPT tóm tắt văn bản, tài...
Khi nào thì cần mua laptop mới? Dấu hiệu...
Lý do trời càng nóng tiền điện càng tăng...
Hãy quét và xóa thư khi thấy 6 cụm từ ng...
Lưu ý cho người dùng điện thoại mùa nắng...
Bảo mật an ninh ngôi nhà của bạn – Cách ...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...
- Khi chuỗi cung ứng bị tấn công: Tác động và bài họ...
- Tuần lễ An ninh mạng Châu Á - Thái Bình Dương 2024...
- Kaspersky nêu bật những thách thức của AI trong th...
- Bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng: Những mối đe dọa...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI tóm tắt t...
- Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho 4 lỗi bảo ...
- Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh cắp dữ liệ...
- Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn là bảo ch...
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...