6 sản phẩm công nghệ hết thời kể từ cuối năm 2014
Một trong những quy luật tất yếu của xã hội là quy luật đào thải. Để phát triển và hiện đại hơn, bắt buộc phải có sự vận động, đặc biệt là đối với những sản phẩm công nghệ điện tử. Hiện tại đang là thời điểm tổng kết năm cũ 2014 chuẩn bị đón chào năm mới 2015, những người yêu công nghệ cũng sắp phải chia tay với những sản phẩm hi-tech quen thuộc đã từng đình đám một thời. Đó là những sản phẩm nào, chúng ta hãy cùng nhìn lại trong danh sách sau đây.
1. iPod Classic (2001-2014)
Ra mắt từ 23/10/2001, chiếc iPod Classic thế hệ đầu tiên có hữu màn hình LCD đơn sắc, bánh răng điều khiển vật lý, ổ cứng Hard Disk 5GB có thể lưu khoảng 1000 bài nhạc định dạng Mp3 đã khiến giới công nghệ thời bấy giờ bất ngờ và thích thú, mặc cho giá bán cao ngất ngưỡng là 399 USD khá xa xỉ.
Cùng với sự phát triển đa năng của các dòng điện thoại thông minh, vai trò của chiếc máy iPod có lẽ là quá thừa thãi khi người ta có thể dễ dàng nghe nhạc và lưu trữ trên điện thoại. Doanh số của dòng sản phẩm này này càng sụt giảm và kết quả là đến ngày 09/09/2014, sản phẩm buộc bị khai tử bởi chính công ty sản xuất ra nó sau 13 năm phát triển và cùng lúc với thời điểm ra mắt Iphone 6 và Iphone 6 Plus.
2. Windows XP (2001-2014)
Hệ điều hành “huyền thoại” Windows XP của Microsoft cũng buộc phải vĩnh biệt người dùng với 13 năm tuổi kể từ ngày 8/4/2014. Đây là là hệ điều hành thành công nhất của Microsoft từ trước đến giờ, mở ra khái niệm "Plug and Play" (cắm và chạy) – hệ điều hành hoàn hảo cho các thiết bị ngoại vi.
Sau “ngày chết”, Windows XP sẽ hoàn toàn bị bỏ rơi và không còn nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ Microsoft nữa. Đây là cái chết đã được Windows XP báo trước từ tháng 4/2009 với nhiều cảnh báo nâng cấp vì tính bảo mật. Cùng với Windows XP, phiên bản Office 2003 (10 năm tuổi) cũng đã bị khai tử.
Mặc dù trên lý thuyết là vậy, hệ điều hành già nua này vẫn còn chiếm giữ 28% thị phần người dùng hệ điều hành Windows trên toàn cầu (tính đến tháng 3/2014), theo Net Applications.
3. PSP (2004-2014)
Sony đã chính thức ngừng bán ra thế hệ máy chơi game cầm tay PlayStation Portable (PSP) nổi tiếng sau khi mừng sinh nhật 10 tuổi cho nó.
Chiếc PSP 1000 được giới thiệu lần đầu vào năm 2004 và tính đến năm 2012, Sony đã bán được 76 triệu máy, doanh số tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được công bố. Hai năm gần đây, doanh số của thiết bị này sụt giảm đáng kể và bắt đầu bị lỗ. Năm 2014, Sony đã bị thâm hụt 1,3 tỉ USD cho dòng sản phẩm này. Theo nhận định của Sony thì sự phổ biến của điện thoại thông minh và máy tính bảng cùng một số dòng máy chơi game khác đã khiến PSP không còn là sự lựa chọn của người dùng.
4. Sony VAIO (1996-2014)
Laptop Sony Vaio từng được xem là sức mạnh trung tâm để Sony đạt tham vọng sánh ngang với các đối thủ công nghệ hàng đầu trên toàn cầu như Apple và Samsung. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh quá gắt gao từ các sản phẩm khác, đặc biệt là từ Macbook Pro của Apple, thương hiệu laptop cao cấp của Sony ngày càng mất đi chỗ đứng trên thị trường laptop.
Sau 17 năm tung hoành, hãng này buộc phải nhượng lại mảng kinh doanh máy tính cá nhân Vaio cho quỹ đầu tư Japan Industrial Partners để tập trung vào sản xuất, kinh doanh smartphone, tablet, máy chơi game và điện ảnh, âm nhạc. Sony sẽ chỉ sở hữu 5% cổ phần trong công ty mới này. Theo các thống kê, doanh số của laptop Vaio từ tháng 10 đến tháng 12/2013 đã bị thua lỗ 12,6 tỷ yên.
Máy tính xách tay Sony Vaio được giới thiệu năm 1996 sẽ biến mất trên hầu hết các thị trường vì công ty mới ban đầu sẽ tập trung bán các mẫu PC dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp ở Nhật Bản.
5. HDTV Plasma (1999-2014)
Vào những năm 1999, tivi công nghệ HD Plasma từng được xem là công nghệ giải trí của tương lai. Nhưng điều đã không còn đúng nữa khi các hãng công nghệ đã loại bỏ công nghệ TV plasma để thay thế nó bằng các loại công nghệ cao hơn.
Samsung đã tuyên bố sau mùa hè năm nay, họ sẽ ngừng sản xuất màn hình plasma vào ngày 30/11, và bây giờ đến lượt LG lên tiếng sẽ tham gia vào dừng việc sử dụng công nghệ màn hình plasma và dự định cũng sẽ kết thúc sản xuất màn hình này vào cùng ngày với Samsung. Trước đó Panasonic và các công ty khác cũng đã ngừng sản xuất loại màn hình TV này. Với sự rút lui này của LG và Samsung, thị trường PDP toàn cầu chỉ còn duy nhất một công ty - Changhong của Trung Quốc.
Những hãng công nghệ này sẽ tập trung vào công nghệ sản xuất rẻ hơn, sử dụng ít năng lượng và đáng tin cậy hơn theo thời gian, cụ thể là màn hình OLED và LCD. Chắc chắn người dùng sẽ không còn thấy một chiếc tivi plasma nào ở sự kiện công nghệ CES 2015 nữa.
6. Nokia (1984-2014)
Theo một thống kế, 10 trên tổng số 12 chiếc điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại thuộc về Nokia chứ không phải của Samsung, Apple, BlackBerry hay Motorola. Sáu vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng này cũng thuộc các mẫu điện thoại của nhà sản xuất Phần Lan.
Tuy nhiên, người hâm mộ đành ngậm ngùi chia tay thương hiệu điện thoại di động đình đám Phần Lan mà họ vô cùng yêu mến: Nokia. Sau 15 năm phát triển rực rỡ, những chiếc điện thoại di động Nokia sẽ mãi biến mất trên thị trường, thay vào đó là điện thoại Lumia sau thương vụ Microsoft mua lại mảng này. Một trong những lý do thất bại lớn nhất được cho là Nokia đã không thích nghi kịp với sự thay đổi của ngành công nghiệp thiết bị di động.
Xuân Dung
(*) Vui lòng trích dẫn nguồn Kaspersky Care khi sao chép bài viết này
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Ngoài AI, đây là những công nghệ mới trê...
Mạng di động 5,5G là gì. Mạng 5,5G có tố...
Trợ lý ảo Alexa, Siri và Google Assistan...
Windows Copilot là gì? Nên sử dụng cái n...
Tính năng mã bí mật mới của WhatsApp cho...
Windows 11: Microsoft sẽ thay đổi cách t...
- Cách xóa người, đối tượng, vật thể không mong muốn...
- Lý do công cụ AI chưa thể viết văn bản trên hình ả...
- Lỗ hổng bảo mật khiến kẻ xấu hack hệ thống mà khôn...
- Chiến dịch quảng cáo độc hại chiếm đoạt tài khoản ...
- Ngoài AI, đây là những công nghệ mới trên smartpho...
- Nghiên cứu mới tiết lộ lỗ hổng Spectre vẫn tồn tại...