Google phát hành Chrome 45, tự động dừng phát quảng cáo Flash
Ngày 3/9 là ngày Google bắt đầu chiến dịch ngừng hỗ trợ thuật toán RC4 bảo mật yếu kém, chính thức phát hành trình duyệt Chrome 45 với đặc điểm quan trọng là sẽ tự động dừng phát các nội dung chạy Adobe Flash không quan trọng, bao gồm cả các quảng cáo chạy trên nền tảng Flash.
Adobe Flash Player là đối tượng tấn công phổ biến của tin tặc do hàng loạt lỗ hổng trên nền tảng này và các mẩu quảng cáo thường được tạo ra tự động trên website, thực thi mã độc cùng với quảng cáo. Google mong muốn các nhà quảng cáo chuyển đổi nội dung Flash sang HTML5 (Google đã thực hiện tự động chuyển đổi một vài quảng cáo Flash sang HTML5).
Chrome 45 được nâng cấp với 29 bản vá lỗ hổng bảo mật và thông báo trao thưởng cho các nhà nghiên cứu góp phần phát hiện các lỗ hổng. Bạn có thể cập nhật phiên bản Chrome mới nhất cho Windows, Mac, Linux, Android bằng công cụ cập nhật tích hợp sẵn trong trình duyệt hoặc tải trực tiếp từ trang web chính thức của Google tại địa chỉ google.com/chrome.
Chrome 45 sẽ tự động dừng phát nội dung Flash không phải “trung tâm của trang web”, trong khi vẫn giữ các nội dung quan trọng mà không bị gián đoạn. Chẳng hạn, video bạn đang xem không bị ảnh hưởng nhưng các hiệu ứng động ở hai bên trang web sẽ bị tạm ngừng. Nếu Chrome ngừng phát những mục bạn quan tâm, chỉ cần bấm chuột vào để khôi phục. Google thừa nhận tính năng này của Chrome 45 sẽ tác động đến nhiều nội dung plugin, trong đó có “nhiều quảng cáo Flash”. Mục tiêu là tăng tốc độ tải trang và giảm mức tiêu hao năng lượng.
Với hơn 1 tỷ người dùng, Chrome không chỉ là một trình duyệt đơn thuần, nó còn là nền tảng quan trọng mà các lập trình viên web đều phải để ý. Ngoài tính năng tự dừng phát nội dung Flash, Chrome 45 còn bổ sung thêm nhiều nâng cấp dành cho đối tượng lập trình viên.
Xuân Dung
(*) Vui lòng trích dẫn nguồn Kaspersky Proguide khi sao chép bài viết
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Mạng di động 5,5G là gì. Mạng 5,5G có tố...
Trợ lý ảo Alexa, Siri và Google Assistan...
Windows Copilot là gì? Nên sử dụng cái n...
Tính năng mã bí mật mới của WhatsApp cho...
Windows 11: Microsoft sẽ thay đổi cách t...
ChatGPT khác gì với GPT-3, công nghệ đan...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky For Android với Kasper...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky Safe Kids For Android ...
- Tại sao không tìm thấy các sản phẩm của Kaspersky ...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...