Những chức năng hay của Google Glass ít ai biết
Nhắc tới Google Glass, chúng ta biết đến đó là một chiếc kính có thiết kế thời trang, giúp bạn duyệt web, thực hiện nhiều chức năng kết nối với smartphone, quay phim, chụp ảnh tiện lợi...Tuy nhiên, bên cạnh những chức năng cơ bản đó, Glass còn có những tác dụng mà ít ai có thể ngờ tới nhưng lại rất thiết thực và mở ra những tiềm năng không hề nhỏ của sản phẩm này.
Sơ cứu người bị ngất
Nhà nghiên cứu Christian Assad đang có ý tưởng phát triển một ứng dụng giúp hỗ trợ sơ cứu người bị nạn trong những hoàn cảnh thực tế. Một ví dụ như khi bạn đang đi trên đường và vô tình bắt gặp một người đang bất tỉnh nhân sự, bạn có thể cấp cứu tạm thời cho nạn nhân dưới sự hướng dẫn của Google Glass. Chiếc kính sẽ sử dụng camera để chuẩn đoán tình trạng hiện thời của người gặp nạn bằng cách phán đoán các yếu tố như nhịp thở, mạch đập… với độ chính xác khá cao. Tiếp đó, nó sẽ hướng dẫn cho bạn một số biện pháp hô hấp nhân tạo, đồng thời dựa vào GPS để tìm kiếm bệnh viện gần nhất và gửi tin nhắn cấp cứu S.O.S. để người bị nạn được cấp cứu kịp thời nhất có thể.
Làm thông dịch viên cho người khiếm thị
Hồi tháng Tám, một dự án có tên OpenGlass do công ty Dapper Vision khởi xướng, cho biết họ sẽ sử dụng Google Glass để giúp những người khiếm thị có thể nhận biết được những đồ vật xung quanh, thông qua camera và tai nghe của kính. Người khiếm thị sẽ được đeo Google Glass, và khi cầm 1 món đồ nào đó trên tay, họ chỉ việc hỏi "đây là gì", lập tức chiếc kính sẽ dùng camera để chụp lại ảnh đồ vật đó, tải ảnh lên mạng Twitter để tìm câu trả lời và phát ra câu trả lời đó qua tai nghe để họ biết.
Dapper Vision, 1 thành viên của Dapper Vision, cũng cho biết họ sẽ dùng chiếc kính để thông báo cho những người khiếm thị biết xung quanh họ có những đồ vật gì, có nguy hiểm hay không. Cụ thể, những người khiếm thị sẽ nhờ người thân của mình đeo kính Google Glass rồi đi tới những địa điểm mà họ thường xuyên lui tới, chẳng hạn như ngay trong nhà mình. Người thân sẽ nhìn vào những món đồ có trong phòng rồi thuyết minh, ghi âm lại những vật dụng trong phòng, ví dụ như "đây là máy pha cafe", "đây là bàn làm việc, máy tính ở bên trái, máy in ở bên phải", đây là ghế phòng khách... Sau đó khi người khiếm thị đeo kính vào và bước vào phòng, mỗi khi họ bước đến khu vực của những món đồ đã được thuyết minh và ghi âm lại, Google Glass sẽ nhớ ra món đồ này thì nó sẽ phát lại lời nhắn của người thân đã ghi âm từ trước.
Hỗ trợ trong phẫu thuật
Những chức năng hay của Google Glass ít ai biết
Một bác sĩ ở Tây Ban Nha đã từng thực hiện thành công ca phẫu thuật với sự hỗ trợ của kính Google Glass. Ca phẫu thuật cấy ghép sụn ở đầu gối một người đàn ông 47 tuổi được bác sĩ Pedro Guillen thực hiện tại Thủ đô Madrid (Tây Ban Nha). Những hình ảnh của ca phẫu thuật này được truyền trực tiếp trên Internet, thông qua kính Google Glass, tới 150 bác sĩ tại Mỹ, châu Âu và Úc. Bác sĩ Guillen, người tham vấn trực tiếp với các đồng nghiệp của mình trong suốt quá trình phẫu thuật, cho biết ông cảm thấy thoải mái khi đeo kính.
Ngoài khả năng truyền hình ảnh trực tuyến, các nhà phát triển phần mềm cho biết thiết bị Google Glass còn mang tới nhiều công cụ đắc lực cho các bác sĩ. Theo Julian Beltran, Giám đốc công ty phần mềm Droider: “Qua lăng kính bạn có thể thấy hình nội soi khớp. Ngoài ra, bạn có thể xem các hình ảnh X-quang, xem các đoạn video, tham khảo bất kì thông tin nào mà bạn cần qua internet”.
Chơi game
Chơi game trên Google Glass xuất phát từ ý tưởng của hãng BrickSimple. BrickSimple đang phát triển một tựa game có phong cách giống trò Battleship nhưng có thể giúp người dùng chơi được trên chiếc kính này. Video demo phía trên cho thấy người chơi có thể vừa giữ hình ảnh game trong tầm mắt trong khi vẫn thực hiện được các công việc khác một cách bình thường. Các lệnh có thể được điều khiển bằng giọng nói. Với sự hỗ trợ đắc lực từ cộng đồng phát triển, những tựa game chơi trên Google Glass hứa hẹn sẽ còn phong phú thêm, trong một ngày không xa.
Theo Tiin
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Mạng di động 5,5G là gì. Mạng 5,5G có tố...
Trợ lý ảo Alexa, Siri và Google Assistan...
Windows Copilot là gì? Nên sử dụng cái n...
Tính năng mã bí mật mới của WhatsApp cho...
Windows 11: Microsoft sẽ thay đổi cách t...
ChatGPT khác gì với GPT-3, công nghệ đan...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...
- Khi chuỗi cung ứng bị tấn công: Tác động và bài họ...
- Tuần lễ An ninh mạng Châu Á - Thái Bình Dương 2024...
- Kaspersky nêu bật những thách thức của AI trong th...
- Bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng: Những mối đe dọa...
- Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2024
- Đọc nhanh tài liệu Word với tính năng AI tóm tắt t...
- Google tung bản vá bảo mật khẩn cấp cho 4 lỗi bảo ...
- Phần mềm độc hại Android mới NGate đánh cắp dữ liệ...
- Thời đại AI lên ngôi, ảnh chụp không hẳn là bảo ch...
- NTS trao 150 quà tặng cho các em học sinh vượt khó...