Ứng dụng báo thức khó ưa khiến bạn không thể ngủ nướng
Chỉ khi bước ra khỏi giường ngủ thì người dùng mới có thể tắt chuông của ứng dụng hẹn giờ báo thức này. Quả là giải pháp tuyệt vời cho hội chứng “ngủ nướng thêm vài phút” mà nhiều người đang gặp phải.
Ảnh vui về thói quen ngủ nướng thời @
Có một điều thú vị là khá nhiều người dùng smartphone luôn cài đặt giờ báo thức liên hoàn cách nhau khoảng 5 – 10 phút một lần. Đây bắt nguồn từ thói quen tắt chuông điện thoại ngay khi nghe thấy âm thanh và ngủ nướng thêm một chút. Hậu quả là bị ngủ quên, trễ giờ đi làm đi học.
Ứng dụng Barcode Alarm Clock chuyên trị những trường hợp như vậy. Đây là ứng dụng hẹn giờ báo thức hứa hẹn đem đến cho người dùng cảm giác khó chịu cực đỉnh vào mỗi sáng sớm. Chỉ khi bạn thức dậy, bước ra khỏi giường và dùng điện thoại quét mã vạch trên tuýp kem đánh răng của mình thì chuông điện thoại mới tắt hẳn. Ngoại trừ người dùng chuẩn bị sẵn tuýp kem đánh răng ngay bên cạnh giường, quét mã vạch khi chuông reo để...ngủ tiếp thì ứng dụng Barcode Alarm Clock cũng “bó tay”.
Phương thức hoạt động của ứng dụng Barcode Alarm Clock cũng khá đơn giản. Sau khi cài đặt, Barcode Alarm Clock sẽ sử dụng camera để sao chép và lưu lại mã vạch của bất kỳ đồ vật nào bạn muốn. Người dùng nên chọn những đồ vật trong phòng tắm như mã vạch kem đánh răng, kem cạo râu,sữa rửa mặt... để chắc chắn rằng mình sẽ phải bật dậy khỏi giường. Khi thiết lập xong và đặt giờ muốn báo thức, bạn chỉ có thể tắt chuông khi đưa smartphone quét đúng mã vạch của sản phẩm đã thiết lập từ trước.
Hiện tại ứng dụng Barcode Alarm Clock được cung cấp miễn phí trên kho ứng dụng AppStore dành cho người dùng iOS. Nếu sử dụng điện thoại Android, bạn có thể tải về ứng dụng tương tự có tên Morning Routine.
Xuân Dung – Theo LifeHacker
Có thể bạn quan tâm:
kaspersky, kaspersky vietnam, phần mềm kaspersky, ban software kaspersky, download kaspersky, download phần mềm kaspersky, kaspersky 2015, kaspersky tiếng việt, tải Kaspersky, tải phần mềm diệt virus kaspersky, tải phần mềm kaspersky
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Mạng di động 5,5G là gì. Mạng 5,5G có tố...
Trợ lý ảo Alexa, Siri và Google Assistan...
Windows Copilot là gì? Nên sử dụng cái n...
Tính năng mã bí mật mới của WhatsApp cho...
Windows 11: Microsoft sẽ thay đổi cách t...
ChatGPT khác gì với GPT-3, công nghệ đan...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Phát hiện lỗi lạ gây ra hiệu suất thiếu ổn định tr...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...