VeinID - bảo mật bằng mạch máu an toàn hơn vân tay, mống mắt?
Công nghệ bảo mật sinh trắc học có vẻ như là xu hướng được ưa dùng của nhiều nhà sản xuất thiết bị thông minh trong những năm gần đây nhằm nỗ lực thay đổi những phương thức bảo mật truyền thống (mật khẩu).
Công nghệ VeinID – bảo mật bằng mạch máu là gì?
Mới đây, hãng sản xuất điện tử Nhật Bản Hitachi đã công bố họ đang dần tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực bảo mật sinh trắc học bằng cách tìm ra phương pháp sử dụng camera của smartphone để xác minh nhân dạng qua đường mạch máu ở đầu ngón tay. Nghĩa là các thiết bị cá nhân như smartphone, máy tính bảng trang bị máy quét cảm biến vân tay, mống mắt để mở khóa thiết bị cũng đã phần nào trở nên “cũ kĩ” trước công nghệ VeinID của Hitachi.
Hãng Hitachi đã mất nhiều năm nghiên cứu về công nghệ VeinID và chính họ cũng đang áp dụng nó cho một số dịch vụ bảo mật ở ngân hàng và bệnh viện trước đó. Hitachi mong muốn triển khai tính ứng dụng rộng rãi cho công nghệ này bằng cách thu nhỏ quy mô của nó vào trong các thiết bị cá nhân như smartphone bằng cách cải tiến, tích hợp camera cảm biến hồng ngoại có khả năng quét, ghi lại dữ liệu hình ảnh khuôn mẫu mạch máu mà mắt thường không thể nhìn ra được.
Công nghệ VeinID trên smartphone sẽ lưu trữ thông tin mẫu mạch máu dựa vào các sắc thái hiển thị trên ngón tay. Độ chính xác và bảo mật của hệ thống càng được nâng cao nếu các dữ liệu của nhiều ngón tay được tổng hợp lại. Nhóm nghiên cứu Hitachi hy vọng sẽ giúp cho những giao dịch online, thanh toán trực tuyến được thực hiện hiệu quả, an toàn hơn với sự trợ giúp của phương pháp này, đặc biệt là khi cần đến sự can thiệp vào dữ liệu bảo mật cá nhân như thẻ tín dụng hoặc bảo hiểm.
Mặc dù công cụ quét vân tay vẫn được coi là một phương thức cao cấp, nhưng không phải là bất khả thi để vượt qua. Còn đối với VeinID, Hitachi từng khẳng định đó sẽ là cả một quá trình khắc nghiệt nếu kẻ gian muốn lợi dụng điểm yếu.
VeinID có an toàn hơn bảo mật vân tay, mống mắt?
Theo một báo cáo của IEEE vào năm 2014, các nhà nghiên cứu cho biết có thể sử dụng một chiếc máy in thông thường để in mẫu mạch máu lên giấy với độ chính xác lên đến 86%. Điều đó cũng đồng nghĩa, bảo mật bằng mạch máu, công nghệ VeinID của Hitachi đã lộ cách qua mặt hàng rào bảo vệ. Nhà sản xuất điện tử Nhật Bản Hitachi không có trả lời chính thức nào trước báo giới về vấn đề này. Nhưng xét cho cùng, VeinID cũng là một cách thức nghe có vẻ “bùi tai và hợp lý hơn”, khi mà những mạch máu ẩn sâu dưới lớp da có thể đảm bảo chất lượng an ninh tốt hơn vì... không bị lộ ra ngoài như vân tay, mống mắt.
Bạn có biết mở đầu cuộc chơi bảo mật sinh trắc học là chiếc Motorola Atrix 4G, chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu tính năng này? Samsung và Microsoft cũng đang dần tiến đến sử dụng hệ thống quét mống mắt để mở khóa thiết bị.
Xuân Dung
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Mạng di động 5,5G là gì. Mạng 5,5G có tố...
Trợ lý ảo Alexa, Siri và Google Assistan...
Windows Copilot là gì? Nên sử dụng cái n...
Tính năng mã bí mật mới của WhatsApp cho...
Windows 11: Microsoft sẽ thay đổi cách t...
ChatGPT khác gì với GPT-3, công nghệ đan...
- Back to school – KASPERSKY TẶNG BẠN VOUCHER GRAB T...
- Bảo vệ toàn diện nhận ngay thêm 6 tháng miễn phí
- Hoạt động tội phạm mạng trên nền tảng Telegram tăn...
- Mozilla đối mặt với khiếu nại về quyền riêng tư ...
- Lỗ hổng ChatGPT macOS có thể kích hoạt phần mềm gi...
- Kaspersky: Cứ 5 người Việt Nam thì có 1 người từng...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky For Android với Kasper...
- Hướng dẫn cài đặt Kaspersky Safe Kids For Android ...
- Tại sao không tìm thấy các sản phẩm của Kaspersky ...
- Liệu công cụ kiểm tra nội dung AI có đáng tin khôn...
- Công cụ AI tạo sinh được bổ sung thêm trên Microso...
- Máy tính liên tục khởi động lại vì bản cập nhật Wi...