Nguy cơ nhiễm virus trên máy tính Việt Nam
Microsoft gần đây đã công bố những phát hiện dựa trên Nghiên Cứu Phần Mềm Độc Hại được tiến hành trên các máy tính có thương hiệu và đĩa DVD chứa phần mềm lậu được mua ngẫu nhiên từ 5 nước ở Đông Nam Á, cụ thể là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, tất cả đều là các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao.
Nguy cơ nhiễm virus trên máy tính Việt Nam khá cao vì vấn đề bản quyền phần mềm
Những phát hiện chính của Nghiên Cứu Phần Mềm Độc Hại được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông gồm:
- 97% số máy tính được chọn mẫu đã bị lỗ hổng an ninh một cách có chủ đích khiến người tiêu dùng đối mặt với các rủi ro về an ninh nghiêm trọng (ví dụ như làm vô hiệu hóa chức năng Windows Update, hay thay đổi các quy tắc của tường lửa bảo vệ,v.v…)
- 33% số máy tính được chọn mẫu đã được bán ra với các thiết lập mặc định của trình duyệt bị thay đổi, thường xuyên hướng người dùng tới các trang web giả mạo.
- Trên 90% máy tính mới trước khi bán tại Việt Nam đã bị nhiễm mã độc, chẳng hạn như nhiễm các loại virus, chương trình xâm phạm riêng tư (Trojans), sâu (Worms), phần mềm gián điệp (Spyware), trình theo dõi thao tác bàn phím (Key Loggers) và nhiều phần mềm bảo mật giả tạo (Rouge Software), gây ra các mất mát và thiệt hại nghiêm trọng
- Những phần mềm độc hại tinh vi, phức tạp đã không bị phát hiện hoặc bị gỡ bỏ ngay cả khi sử dụng chương trình diệt virus nổi tiếng nhất để kiểm tra.
Một điều lưu ý rằng, theo Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, bất kỳ hành vi sử dụng, sao chép và phân phối các phần mềm trái phép đều cấu thành hành vi vi phạm luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trong một thông báo được công bố tháng 04 năm 2013 của Cục bản quyền tác giả cũng khuyến cáo các Doanh Nghiệp nên sử dụng các máy tính có nguồn gốc rõ ràng và được cài đặt chương trình máy tính hợp pháp, tuân thủ quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Theo Thư Microsoft gửi đối tác
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Thông báo thời gian kết thúc trao thưởng...
Công ty TNHH Bảo Mật Nam Trường Sơn tuyể...
Roadshow Kaspersky - 15 Năm Kết Nối An T...
Thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2023
Kaspersky – 15 năm hành trình bảo vệ an ...
Kaspersky phát hiện chiến dịch APT trên ...
-
34 lỗ hổng ổ cứng Windows cho phép dễ chiếm đoạt q...
-
Quảng cáo Google độc hại lừa người dùng WinSCP cài...
-
Kaspersky dự báo toàn cảnh xu hướng các mối đe dọa...
-
Phần mềm độc hại NodeStealer chiếm đoạt tài khoản ...
-
DarkCasino mối đe doạ APT mới nổi đang khai thác l...
-
Phần mềm gián điệp CanesSpy được phát hiện trong c...
-
Kaspersky dự báo toàn cảnh xu hướng các mối đe dọa...
-
Cách khắc phục thông báo lỗi "Giải phóng dung lượn...
-
Bạn có thể làm gì để khắc phục lỗ hổng Zero Day củ...
-
Quảng cáo Google độc hại lừa người dùng WinSCP cài...
-
DarkCasino mối đe doạ APT mới nổi đang khai thác l...
-
Tin tặc có thể khai thác Google Workspace và Cloud...
TAGS
LIÊN HỆ
